Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1 | Cánh diều

4.6 K

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt lớp 3. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 1 trang 81

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 81 Bài 1Đánh số thứ tự cho các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:

Tiết 1 trang 81 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Tiết 1 trang 81 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 81 Bài 2: Đọc và làm bài tập:

Những con ngan nhỏ, mới nở được ba hôm, chỉ to hơn cái trứng một tí, Chúng có bộ lông vàng óng. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

a) Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn:

- vàng óng: ...........

- đen nhánh:………..

- đỏ hồng: ............

b) Đặt câu với một từ em vừa tìm được:

Trả lời:

a) Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn:

- vàng óng: vàng ươm, vàng mượt, vàng tươi, vàng rực,….

- đen nhánh: đen láy, đen bóng,….

- đỏ hồng: đỏ tươi, đỏ thắm,….

b) Vào mùa gặt, từng vạt lúa vàng rực cả cánh đồng.

Ôn tâp cuối học kì 1 Tiết 2 trang 82

Đọc và trả lời câu hỏi:

Cây sồi và đám sậy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 82 Bài 1: Nối đúng để được các cặp từ ngữ nói lên những đặc điểm trái ngược nhau giữa cây sồi và đám sậy:

Tiêt 2 trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều  (ảnh 1)

Trả lời:

Tiêt 2 trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều  (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 82 Bài 2: Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão? Gạch dưới các từ ngữ phù hợp:

Đám sậy trả lời:

- Anh to khoẻ nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.

Trả lời:

Đám sậy trả lời:

- Anh to khoẻ nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 82 Bài 3: Nối câu với mẫu câu tương ứng:

Tiêt 2 trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều  (ảnh 1)

Trả lời:

Tiêt 2 trang 82 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều  (ảnh 1)

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 3 trang 83

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 83 Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ chỉ các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp.

Trả lời:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồHàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươiHàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 83 Bài 2: Viết từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh:

a) Mặt Trời đỏ rực như .......

Tiết 3 trang 83 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)
b) Trên trời mây trắng như ......

Tiết 3 trang 83 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

c) Dòng sông mềm mại như……..

Tiết 3 trang 83 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

d) Những vì sao lấp lánh như…….

Tiết 3 trang 83 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a) Mặt Trời đỏ rực như hòn lửa.

b) Trên trời mây trắng như bông.

c) Dòng sông mềm mại như dải lụa.

d) Những vì sao lấp lánh như ánh nến trong đêm.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 4 trang 84

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 84 Bài 1: Đánh dấu √ vào ô thích hợp để xác định tác dụng của dấu hai chấm trong những câu sau:

Câu – tác dụng

Báo hiệu phần giải thích

Báo hiệu phần liệt kê

a) Ê-đi-xơn là nhà bác học thiên tài, có nhiều phát minh, sáng chế: bóng đèn điện, máy hát, máy chiếu phim,...

 

 

b) Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

 

 

c) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

 

 

Trả lời:

Câu – tác dụng

Báo hiệu phần giải thích

Báo hiệu phần liệt kê

a) Ê-đi-xơn là nhà bác học thiên tài, có nhiều phát minh, sáng chế: bóng đèn điện, máy hát, máy chiếu phim,...

 

b) Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

 

c) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 5 trang 84

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 84 Bài 1: Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 5 câu.

Chuột túi có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Viết hoa chữ đầu các câu: ..........

Trả lời:

Chuột túi có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp. Khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân. Khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau. Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân. Chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Viết hoa chữ đầu các câu:

- Khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân.

- Khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau.

- Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân.

- Chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 6 trang 85

Đọc và làm bài tập:

Ông Mạc Đĩnh Chi

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 85 Bài 1: Nối ý bên A phù hợp với mỗi đoạn ở bên B:

Tiết 6 trang 85 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Tiết 6 trang 85 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 - Cánh diều (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 85 Bài 2: Đánh dấu √ vào ô trước ý đúng:

a) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

 

Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.

 

Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

 

Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.

b) Vì sao vua quan nhà Nguyễn gây cho sử bộ nước ta rất nhiều khó khăn?

 

Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.

 

Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.

 

Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

c) Chi tiết nào thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?

 

Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.

 

Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.

 

Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Trả lời:

a)

 

Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.

Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

 

Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.

b)

Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.

 

Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.

 

Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

c)

 

Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.

 

Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.

Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 85 Bài 3: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.

Trả lời:

a) Hoàn cảnh của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ thật bất hạnh.

b) Ông Mạc Đĩnh Chi thật chăm chỉ, không vì hoàn cảnh khó khăn mà bỏ nghiệp học hành.

c) Ông Mạc Đĩnh Chi thật tài giỏi.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 7 trang 86

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 86 Câu hỏi:

Chọn 1 trong 3 đề sau:

1. Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen.

2. Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ vật khác (con heo đất, con gấu bông, cái diều,...) gắn bó với em.

3. Viết đoạn văn cho biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện (bộ phim) em đã đọc, đã nghe (đã xem) và vì sao em yêu thích nhân vật đó.

Trả lời:

Đề 1:

Một lần sau khi đi học về, em vội chạy vào nhà cất sách vở để đi chơi với các bạn. Sau khi đi qua nhà bếp, em thấy mẹ đi làm về mệt mỏi nhưng vẫn tất bật chuẩn bị cơm tối cho cả nhà. Em quyết định không đi chơi nữa mà ở nhà để giúp mẹ. Em đã cùng mẹ chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Em giúp mẹ cắm cơm, nhặt rau và rửa rau. Mẹ rất vui khi em giúp mẹ. Bố mẹ khen em ngoan, đã trưởng thành hơn. Em cảm thấy vui khi được bố mẹ khen. Em sẽ cố gắng làm việc nhà nhiều hơn để giúp đỡ bố mẹ.

Đề 2:

Em rất thích chiếc bút máy. Chiếc bút là món quà mẹ tặng em nhân dịp sinh nhật năm ngoái. Chiếc bút có màu vàng rất đẹp mắt, thân bút in hình hoa văn sắc sảo. Đầu bút nhọn, bơm mực đều. Chiếc bút đã giúp em viết chữ đẹp hơn. Khi viết, chữ được viết ra bằng nét thanh nét đậm rất đẹp. Em rất yêu chiếc bút. Em nhất định sẽ giữ gìn nó cẩn thận.

Đề 3:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em đặc biệt yêu thích câu chuyện Sọ Dừa. Câu chuyện kể về cuộc đời của Sọ Dừa từ khi sinh ra đến lúc hạnh phúc viên mãn. Với nhiều sự kiện và chi tiết kì ảo ấn tượng, đặc sắc, câu chuyện khiến em say mê đọc hết lần này đến lần khác mà không biết chán là gì. Chàng Sọ Dừa sinh ra và lớn lên với hình dáng kì lạ, xấu xí. Điều đó khiến cho nhiều người sinh lòng chê bai, chán ghét. Nhưng riêng mẹ cậu và cô ba là không. Những con người ấy có tấm lòng nhân hậu, yêu thương người khác, mặc kệ ngoại hình xấu xí, thật là đáng quý. Vì vậy, họ xứng đáng được yêu thương, nhận được sự đối xử tốt đẹp. Sau này, cô ba trở thành vợ của Sọ Dừa, và sống hạnh phúc cùng chàng trong cuộc sống đủ đầy. Còn hai cô chị xấu tính, độc ác, thì phải nhận cái kết ê chề. Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng câu chuyện vẫn gửi gắm đến mọi người những bài học đáng quý. Rằng chúng ta nên quan tâm và đối xử với nhau bằng trái tim, bằng tấm chân tình. Chính tình cảm con người mới là chân quý.

Xem thêm các bài giải Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Sáng tạo nghệ thuật

Bài 10: Ôn tập cuối học kì 1

Bài 11: Cảnh đẹp non sông

Bài 12: Đồng quê yêu dấu

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Đánh giá

0

0 đánh giá