Giải SBT Lịch sử 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

2.6 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Câu 1 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đang diễn ra, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn về cục diện chính trị thế giới?

A. Nước Nga tuyên bố rút ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Mỹ tuyên chiến với Đức, chính thức tham gia chiến tranh.

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi.

D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

2 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Sự kiện đánh dấu mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại là

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới

D. Cách mạng tháng Mười ở Nga thắng lợi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

3 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Sự kiện đã “phá vỡ trận tuyến” chủ nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là hệ thống hoàn chỉnh, duy nhất trên toàn thế giới là

A. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga thành công.

B. chủ nghĩa xã hội mở rộng, trải dài từ châu Âu sang châu Á.

C. nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam tuyên bố độc lập (1945).

D. Cách mạng Trung Quốc thành công (1949), đi lên chủ nghĩa xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

4 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (tháng 12 - 1991) đã tác động như thế nào đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các nước trên thế giới?

A. Điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước cho phù hợp.

B. Từ bỏ ngay con đường đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. Tiến hành cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng mới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

5 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn về thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc (năm 1949) là

A. nối liền hệ thống xã hội chủ nghĩa từ châu Âu sang châu Á.

B. đưa nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bước vào thời kì phát triển.

C. chấm dứt hơn một thế kỉ Trung Quốc bị chế độ thực dân cai trị.

D. Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

6 trang 13 SBT Lịch Sử 11: Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. thắng lợi của phong trào cách mạng trên thế giới.

B. sự ra đời, hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

C. hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới hình thành.

D. sự hình thành và mở rộng của trật tự hai cực l-an-ta.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 14 SBT Lịch Sử 11: Quan sát lược đồ 3.2 trang 22 trong SGK, kể tên các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lời giải:

- Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: An-ba-ni; Bun-ga-ri; Nam Tư; Ru-ma-ni; Hun-ga-ri; Tiệp Khắc; Ba Lan; Cộng hòa Dân chủ Đức.

Câu 3 trang 14 SBT Lịch Sử 11: Đọc thông tin ở cột A và đánh dấu x vào □ ở cột B tương ứng với những nội dung thể hiện tác động của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đến quan hệ quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Cột A

Cột B

1. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

¨

2. Thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không còn nữa.

3. Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.

4. Sự sụp đổ của Liên Xô không ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

5. Sự lạc hậu, thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa.

6. Để lại bài học quý báu cho Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

7. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa.

Lời giải:

Cột A

Cột B

1. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

¨

2. Thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế không còn nữa.

x

3. Xét trên phương diện lực lượng, đây là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới.

x

4. Sự sụp đổ của Liên Xô không ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

¨

5. Sự lạc hậu, thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa.

6. Để lại bài học quý báu cho Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

x

7. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa.

 

Câu 4 trang 15 SBT Lịch Sử 11: Nối các sự kiện ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp

 Nối các sự kiện ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - D

2-A

3-C

4-B

 

Câu 5 trang 15 SBT Lịch Sử 11: Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo, internet và chia sẻ một bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ của chế độ xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Nêu ví dụ về sự vận dụng bài học kinh nghiệm đó vào thực tiễn Việt Nam.

Lời giải:

- Một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ của chế độ xã hội ở Đông Âu và Liên Xô:

+ Phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

+ Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước đối với nền kinh tế.

+ Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân.

+ Nâng cao cảnh giác trước những âm mưu và hành động chống phá của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước.

- Ví dụ thực tiễn: đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được xác định là một trụ cột trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

I. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

1. Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Ngày 25/10/1917 (theo lịch Nga), cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông diễn ra, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ, chính quyền Xô viết được thành lập do V.I. Lênin đứng đầu. Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi.

- Ngay khi thắng lợi, chính quyền Xô viết ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (đêm 7/11/1917)

- Từ năm 1919 đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

- Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập.

- Năm 1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.

2. Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Sự ra đời của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Mở ra một con đường mới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa; để lại nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Tượng Liên minh công nông - biểu tượng của Nhà nước Xô viết ở ngoại ô Matxcơva

II. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ,....

- Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt nhiều tiến bộ: công nghiệp hoá, điện khí hoá, phát triển nông nghiệp,...

- Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Lược đồ các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

2. Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh

- Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cuba (khu vực Mỹ Latinh).

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, giàu có về tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước châu Á lần lượt giành được độc lập và một số nước đã chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Trung Quốc

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến.

+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

♦ Mông Cổ

+ Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hoá.

♦ Triều Tiên

+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.

+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

♦ Lào

+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập (ngày 12/10/1945).

+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

♦ Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.

+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Quang cảnh một góc Thủ đô Lahabana của Cuba ngày nay

3. Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

- Từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bộc lộ nhiều sai lầm, dẫn tới khủng hoảng và sụp đổ.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên nhân cơ bản bao gồm:

 Thứ nhất,nguyên nhân sâu xa nằm trong mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hoá có nhiều khiếm khuyết.

+ Về kinh tế: không chú trọng tới quy luật phát triển khách quan của kinh tế hàng hoá thị trường.

+ Về chính trị, xã hội: bộ máy chính trị cồng kềnh, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

 Thứ hai, các nước xã hội chủ nghĩa không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài ngày càng trầm trọng.

 Thứ ba, khi tiến hành cải tổ, cải cách, các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Liên Xô phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chủ trương, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.

 Thứ tư, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hoà bình”, “cách mạng Nhung”,... đã làm cho tình hình các nước xã hội chủ nghĩa càng thêm rối loạn.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ 2

Bức tường Béc-lin bị sụp đổ (tháng 11/1989)

Đánh giá

0

0 đánh giá