Giải SBT Lịch sử 11 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

2.6 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu 1 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Giai cấp tư sản Anh chú trọng xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa hơn là đầu tư sản xuất trong nước vì

A. đầu tư ở thuộc địa thu lại nhiều lợi nhuận hơn.

B. mức sống của cư dân Anh thấp, nhu cầu tiêu thụ không nhiều.

C. nước Anh không có tài nguyên để sản xuất công nghiệp.

D. năng lực lao động của công nhân ở Anh thấp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

2 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Vào giữa thế kỉ XIX, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là

A. thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

B. đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc.

C. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì trong nông nghiệp.

D. thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ phát triển của công nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

3 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Hình thức tổ chức độc quyền phổ biến ở Đức là

A. Các-ten.

B. Xanh-đi-ca.

C. Tơ-rớt.

D. Công-xoóc- xi-om.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

4 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Điểm tương đồng trong đời sống kinh tế nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái.

B. Sản xuất công nghiệp trì trệ, sa sút.

C. Sản xuất nông nghiệp chậm phát triển.

D. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống (….) trong đoạn thông tin cho phù hợp về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. (Lưu ý: Một từ không nhất thiết chỉ dùng một lần)

Anh

Đức

đế quốc cho vay nặng lãi

Pháp

Mỹ

ông vua công nghiệp

đế quốc thực dân

đế quốc quân phiệt, hiếu chiến

 

 

1. Những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của thực dân……………. tiến hành song song với những hoạt động bành trướng của các đế quốc khác, tính đến năm 1900, diện tích đất đai thuộc…………….. . lên tới 33 triệu km2 với số dân là 370 triệu người.

V.I. Lê-nin đã nêu lên rằng:“Chủ nghĩa đế quốc ............................ là chủ nghĩa……………………..

2. Điều nổi bật nhất đối với nước……………….. là sự tập trung tư bản ngân hàng. Năm 1908, có 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên tới 50 - 60 tỉ, trong đó, 13 tỉ đưa sang nước Nga, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa sang các thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng. Nhận xét đặc điểm chủ nghĩa đế quốc .................... , V.I. Lê-nin nêu lên: “Khác với chủ nghĩa ………....... , chủ nghĩa đế quốc. ................. là chủ nghĩa……………….

3. Bộ máy quan liêu nặng nề, tinh thần quân phiệt và chế độ cảnh sát thống trị trong cả nước. Đế quốc…………….. là một quốc gia có “nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức Nghị viện, với một mớ hỗn hợp những yếu tố phong kiến và đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản”. Chủ nghĩa đế quốc ...........................là chủ nghĩa………………..

4. Từ địa vị một nước đi vay nợ trong thế kỉ XIX, …………... đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển ngoại thương và xuất khẩu tư bản, xoá bỏ dần hiện tượng nước ngoài đầu tư vào ................. Bước vào thế kỉ XX, nền công nghiệp …………..... có những bước tiến mạnh mẽ, dần chiếm vị trí bá chủ thế giới, là xứ sở của các …………........

Lời giải:

1. Những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của thực dân Anh tiến hành song song với những hoạt động bành trướng của các đế quốc khác, tính đến năm 1900, diện tích đất đai thuộc đế quốc thực dân Anh lên tới 33 triệu km2 với số dân là 370 triệu người.

V.I. Lê-nin đã nêu lên rằng:“Chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Điều nổi bật nhất đối với nước Pháp là sự tập trung tư bản ngân hàng. Năm 1908, có 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên tới 50 - 60 tỉ, trong đó, 13 tỉ đưa sang nước Nga, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa sang các thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng. Nhận xét đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp , V.I. Lê-nin nêu lên: “Khác với chủ nghĩa Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

3. Bộ máy quan liêu nặng nề, tinh thần quân phiệt và chế độ cảnh sát thống trị trong cả nước. Đế quốc Đức là một quốc gia có “nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức Nghị viện, với một mớ hỗn hợp những yếu tố phong kiến và đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản”. Chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

4. Từ địa vị một nước đi vay nợ trong thế kỉ XIX, Mỹ đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển ngoại thương và xuất khẩu tư bản, xoá bỏ dần hiện tượng nước ngoài đầu tư vào Mỹ. Bước vào thế kỉ XX, nền công nghiệp Mỹ có những bước tiến mạnh mẽ, dần chiếm vị trí bá chủ thế giới, là xứ sở của các ông vua công nghiệp

Câu 3 trang 10 SBT Lịch Sử 11: Hãy đánh dấu x vào □ trước đoạn thông tin đề cập đến những sự kiện chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. Giải thích.

□ Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loạt quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông.

Giải thích: ……………………………………………………………

□ Trong những năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.

Giải thích: ………………………………………………………….

□ Từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đại diện là Ô.Crôm-oen - một quý tộc tư sản hoá, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a.

Giải thích: ……………………………………………………………

□ Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.

Giải thích: ……………………………………………….

□ Ở Nga, do các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 - 1860, tháng 2 - 1861, Nga hoàng ban bố Sắc lệnh nô lệ. Cuộc cải cách có tính chất phong kiến này đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.

Giải thích: …………………………………………………….

Lời giải:

x Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loạt quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và châu Mĩ.

x Trong những năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu

x Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu.

x Ở Nga, do các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 - 1860, tháng 2 - 1861, Nga hoàng ban bố Sắc lệnh nô lệ. Cuộc cải cách có tính chất phong kiến này đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu

Câu 4 trang 12 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

 Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Lời giải:

 Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

I. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp, thiết lập được nhà nước tư sản, mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp tục bùng nổ dưới nhiều hình thức khác nhau như đấu tranh thống nhất đất nước (I-ta-li-a, Đức), cải cách nông nô (Nga),... Mặc dù vẫn có những hạn chế nhưng các cuộc cách mạng tư sản này đã tạo điều kiện đề chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lễ thành lập đế chế Đức (năm 1871)

II. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

1. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

- Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc tìm ra các vùng đất mới đã thúc đẩy các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành quá trình thực dân hoá.

- Trong gần bốn thế kỉ, từ thế kỉ XVI cho đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Chủ nghĩa đế quốc ra đời với chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

+ Dẫn đầu là nước Anh với hệ thống thuộc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2). Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và là đế quốc thực dân ”Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Tư bản Pháp cũng ráo riết xâm lược thuộc địa ở châu Á và châu Phi, tham gia xâu xé Trung Quốc. Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của Pháp có khoảng 11 triệu km2, với 55,5 triệu dân, xếp thứ 2 sau Anh.

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thôn tính thuộc địa. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, Mỹ đã biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, đồng thời, mở rộng phạm vi xâm lược ra châu Á, đưa ra chính sách “mở cửa” với Trung Quốc.

+ Ngoài ra, những nước tư bản khác như: Đức, I-ta-li-a,... cũng chạy đua cạnh tranh, giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

2. Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Nhờ những thành tựu khoa học, kĩ thuật cùng nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vốn bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngoại thương và tín dụng được đẩy mạnh, đứng đầu là Anh.

- Các nước tư bản mở rộng xuất khẩu tư bản, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, tài chính.

+ Hình thức đầu tư: Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên ngoài dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, phát triển giao thông vận tải.

+ Đối tượng đầu tư: là thuộc địa và các nước kém phát triển.

+ Kết quả: sự mở rộng đầu tư tài chính này mang lại lợi nhuận to lớn, đặc biệt là những nước có nhiều thuộc địa như Anh và Pháp. Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, Pháp được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”

3. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX), chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.

- Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) dưới nhiều hình thức như:

+ Các-ten (hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả ở Đức);

+ Xanh-đi-ca (thống nhất về tiêu thụ sản phẩm ở Nga, Pháp);

+ Tơ-rớt (thống nhất cả sản xuất và tiêu thụ vào tay một nhóm lũng đoạn ở Mỹ).

- Tư bản ngân hàng cũng tham gia mạnh vào quá trình sản xuất, hợp nhất với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

III. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia;

+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ;

+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến;

+ Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng;

+ Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

2. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng:

+ Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.

+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có hệ thống pháp chế hoàn chỉnh, phát huy những giá trị văn hoá - chính trị tư bản chủ nghĩa (tinh thần thượng tôn pháp luật, dân chủ, đảm bảo phúc lợi xã hội,...)

+ Chủ nghĩa tư bản có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển sẽ nắm bắt được mạng lưới toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, chủ động liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Thách thức:

+ Các cuộc khủng hoảng (kinh tế - tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái môi trường sinh thái,...) đang đặt ra nhiều thách thức cho cả nhân loại, trong đó có các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Nhiều vấn đề đặt ra như nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,.. vẫn hiện hữu trong xã hội tư bản.

+ Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn. Nhiều cuộc phản kháng xã hội vẫn bùng nổ mạnh mẽ tại các nước tư bản phát triển đã phản ánh thực trạng đó.

+ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, những vấn đề an ninh phi truyền thống đang đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia dân tộc. Đặc biệt, vấn đề an ninh con người (an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân,...) cần sự chung tay của nhiều quốc gia liên quan. Đại dịch Covid -19 đã gây ra cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế, đặt các quốc gia tư bản trước nhiều biến động, khó khăn.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Anh năm 2019

Đánh giá

0

0 đánh giá