Lý thuyết KHTN 7 Bài 4 (Cánh diều 2024): Phân tử, đơn chất, hợp chất

4 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

I. Phân tử

1. Khái niệm phân tử

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Ví dụ:

+ Phân tử iodine: là những hạt nhỏ màu tím, gồm hai nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

+ Phân tử đường: gồm nhiều nguyên tử C, H và O liên kết với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

+ Phân tử nước: gồm hai nguyên tử H liên kết với một nguyên tử O.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

- Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng. Ví dụ: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc.

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử (kí hiệu là M) = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

- Đơn vị: amu

Ví dụ: Cách tính phân tử khí carbon dioxide (khí CO2):

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

+ Bước 1: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O

+ Bước 2: Khối lượng phân tử nước:  Mnước = 1 × 12 + 2 × 16 = 44 (amu)

II. Đơn chất

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học.

Ví dụ một số mô hình phân tử của đơn chất:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

- Ở điều kiện thường, trừ thủy ngân (mercury) ở thể lỏng, các đơn chất kim loại khác đều ở thể rắn.

- Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiêu đơn chất.

Ví dụ: Nguyên tố carbon tạo ra than, kim cương:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

III. Hợp chất

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.

Ví dụ: một số mô hình phân tử của hợp chất:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

Mở rộng:

Một số nguyên tố tạo ra nhiều dạng đơn chất khác nhau, ví dụ carbon tạo ta than muội, than chì, kim cương, fullerene; oxygen tạo ra oxygen và ozone; phosphorus tạo ra phosphorus đỏ, phosphorus trắng, 

Các dạng đơn chất khác nhau nhưng đều do một nguyên tố tạo thành được gọi là các dạng thù hình.

Các dạng thù hình khác nhau thì có tính chất khác nhau.

Ví dụ kim cương trong suốt, rất cứng và không dẫn điện nhưng than chì lại mềm, có màu đen và dẫn được điện.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Câu 1. Đơn chất là những chất được tạo thành từ

A. một nguyên tử;

B. 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học;

C. một nguyên tố hóa học;

D. hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học.

Đáp án: C

Giải thích:

Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học.

Câu 2. Cho các chất sau

1) Kim loại potassium được tạo thành từ nguyên tố K.

2) Khí methane được tạo thành từ các nguyên tố C và H.

3) Than chì được tạo thành từ nguyên tố C.

4) Vôi sống được tạo thành từ nguyên tố Ca và O.

Chất là đơn chất trong các chất trên là

A. 1, 2;

B. 1, 3;

C. 2, 4;

D. 3, 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Chất là đơn chất trong các chất trên là

1) Kim loại potassium được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là K.

3) Than chì được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là C

Câu 3. Ở điều kiện thường, các đơn chất kim loại (trừ thủy ngân) tồn tại ở trạng thái

A. rắn;

B. lỏng;

C. khí;

D. Cả A, B và C.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở điều kiện thường, (trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng) các đơn chất kim loại tồn tại ở trạng thái rắn.

Câu 4. Chất được tạo thành từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học là

A. hợp chất;

B. đơn chất;

C. hỗn hợp;

D. phi kim.

Đáp án: A

Giải thích:

Chất được tạo thành từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học là hợp chất.

Câu 5. Trong các chất dưới đây, hợp chất là

A. Ozone (được tạo thành từ nguyên tố O);

B. Lưu huỳnh (được tạo thành từ nguyên tố S);

C. Muối ăn (được tạo thành từ nguyên tố Na và Cl);

D. Hydrogen (được tạo thành từ nguyên tố H).

Đáp án: C

Giải thích:

Muối ăn được tạo thành từ 2 nguyên tố Na và Cl. Do đó, muối ăn là hợp chất.

Câu 6. Hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất được gọi là

A. nguyên tử;

B. nguyên tố;

C. phân tử;

D. phần tử.

Đáp án: C

Giải thích:

Hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất được gọi là phân tử.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau;

B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau;

C. Trong một phân tử, phải có cả nguyên tử kim loại và phi kim;

D. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau. Sai vì ví dụ phân tử nước H2O có nguyên tử khác nhau là H và O.

- Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau. Sai vì ví dụ phân tử oxygen O2 gồm hai nguyên tử O.

- Trong một phân tử, phải có cả nguyên tử kim loại và phi kim. Sai vì ví dụ phân tử nước H2O có cả nguyên tử H và O đều là phi kim.

- Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau. Đúng.

Câu 8. Khẳng định sai là

A. Khối lượng phân tử kí hiệu là M;

B. Đơn vị khối lượng phân tử là kg;

C. Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử trong phân tử;

D. Phân tử gồm hai loại là đơn chất và hợp chất.

Đáp án: B

Giải thích:

Đơn vị đo khối lượng phân tử là amu.

Câu 9. Cho phân tử ammonia NH3. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử ammonia.

A. có 1 nguyên tử N và 1 nguyên tử H;

B. có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H;

C. có 3 nguyên tử N và 1 nguyên tử H;

D. có 0 nguyên tử N và 3 nguyên tử H.

Đáp án: B

Giải thích:

Khẳng định đúng về nguyên tử ammonia NHlà có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H

Câu 10. Khối lượng phân tử ethanol C2H6O là

A. 46 amu;

B. 29 amu;

C. 30 amu;

D. 90 amu.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử ethanol C2H6O gồm 2 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

Khối lượng phân tử ethanol là: Methanol = 2.12 + 6.1 + 1.16 = 46 (amu)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Đánh giá

0

0 đánh giá