Với giải Câu 10 trang 20 SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh
Câu 10 trang 20 SBT Địa Lí 11: Viết đoạn giới thiệu về một nét văn hoá độc đáo của Mỹ La tinh (nền văn minh In-ca, lễ hội Ca-na-van,...) và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động du lịch.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Thông tin về nền văn minh In-ca
- Thông tin cơ bản:
+ Đế quốc Inca là đế quốc lớn nhất ở Châu Mỹ thời kì tiền Columbus. Trung tâm hành chính, chính trị và quân sự của đế quốc là Cusco.
+ Nền văn minh Inca khởi nguồn từ vùng cao nguyên Peru vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Thành trì cuối cùng của đế quốc rơi vào tay Tây Ban Nha năm 1572.
+ Từ năm 1438 đến 1533, người Inca kiểm soát phần lớn phía tây Nam Mỹ, tập trung ở dãy núi Andes, thông qua các cuộc chinh phạt và đồng hóa hòa bình. Thời kì hoàng kim, đế quốc này thống nhất toàn bộ Peru, tây nam Ecuador, tây và nam trung bộ Bolivia, tây bắc Argentina, hầu hết Chile ngày nay và tây nam Colombia sánh ngang với các đế quốc Á - Âu khác.
+ Những thành tựu của Đế quốc Inca bao gồm những kiến trúc phi thường, đặc biệt là thuật điêu khắc đá, mạng lưới đường bộ khổng lồ dẫn đến mọi góc của đế quốc, nghề dệt vải mịn, sử dụng nút dây (quipu) để lưu giữ số liệu và liên lạc phương xa, những sáng kiến nông nghiệp thích nghi với môi trường khắc nghiệt, và hệ thống điều hành áp đặt lên người dân và giai cấp lao động.
- Ảnh hưởng đến du lịch: Nền văn minh Inca là một trong những kho tàng phi vật thể to lớn của Nam Mỹ. Di sản của đế chế này trải dài qua các nước: Ecuador, Chile, Peru, Bolivia, Argentina để lại vô vàn những bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp của các nhà khoa học chính vì vậy đây là địa điểm du lịch lí tưởng của nhiều du khách quốc tế.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
1.1 trang 17 SBT Địa Lí 11: Bộ phận nào sau đây không thuộc phạm vi lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh?...
1.2 trang 17 SBT Địa Lí 11: Mỹ La tinh nằm giữa hai đại dương lớn là...
1.3 trang 17 SBT Địa Lí 11: Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây?...
1.4 trang 17 SBT Địa Lí 11: Phía tây của khu vực Mỹ La tinh địa hình...
1.6 trang 17 SBT Địa Lí 11: Cảnh quan chính của khu vực Trung Mỹ và phía bắc lục địa Nam Mỹ là....
1.7 trang 17 SBT Địa Lí 11: Đồng bằng lớn nhất ở Mỹ La tinh là...
1.8 trang 17 SBT Địa Lí 11: Ý nào không thể hiện đặc điểm cơ cấu dân..
1.9 trang 17 SBT Địa Lí 11: Dân cư Mỹ La tinh sống tập trung ở....
1.10 trang 17 SBT Địa Lí 11: Tỉ lệ dân đô thị của khu vực Mỹ La tinh năm 2020 khoảng...
Câu 5 trang 19 SBT Địa Lí 11: Dựa vào biểu đồ hình 6.4 trang 26 SGK, hãy nhận xét:...
Câu 6 trang 19 SBT Địa Lí 11: Cho bảng số liệu:...
Câu 7 trang 20 SBT Địa Lí 11: Dựa vào bảng 6.2 trang 29 SGK, hãy nhận xét:...
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức
Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh
Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh
Bài 8: Thực hành viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà liên bang Bra-xin
Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn