Giải SGK Lịch Sử 11 Bài 13 (Kết nối tri thức): Việt Nam và Biển Đông

3.3 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 13 từ đó học tốt môn Lịch Sử lớp 11.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Mở đầu trang 80 Lịch Sử 11: Biển Việt Nam là một phần của Biển Đông với 28 tỉnh, thành phố giáp biển, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần tỉ lệ trung bình của thế giới. Theo em, biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước? Những hình ảnh dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông?

Biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước suy nghĩ của bản thân về quyền và lợi ích của VIệt Nam với Biển Đông

Lời giải:

Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai:

+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo và quần đảo trên của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

+ Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...

- Chia sẻ suy nghĩ: Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử 11: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

Lời giải:

Biển Đông có vai trò quan trọng đối với Việt Nam trên phương diện an ninh - quốc phòng. Điều này được thể hiện ở việc:

+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

+ Hệ thống các đảo và quần đảo trên của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

Câu hỏi 1 trang 82 Lịch Sử 11: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế.

Lời giải:

- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...

+ Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn.

+ Trữ lượng dầu mỏ và khí được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỉ m3 khí. Vùng ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: ti-tan, thiếc, vàng sắt, man-gan, đất hiếm,.. trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch.

+ Dọc bờ biển có thể xây dựng các cảng biển nước sâu và điểm cảng trung bình.

- Bên cạnh đó, Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển đều đi qua Biển Đông.

Câu hỏi 2 trang 82 Lịch Sử 11: Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương mà em biết (tỉnh/thành phố), chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế.

(*) Tham khảo: Vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng

- Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển. Cụ thể là:

+ Với đường bờ biển dài, Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp: các bãi biển ở Đà Nẵng có độ dốc không đáng kể, cát có độ trắng mịn cao; ở một vài bãi biển lại xen kẽ với các khối núi tạo nên độ tương phản độc đáo,… đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển mạnh các hoạt động du lịch biển.

+ Địa hình bờ biển Đà Nẵng có độ khúc khuỷu lớn, có vịnh Đà Nẵng khá kín, lại được che chắn bởi dãy Bạch Mã ở phía Bắc và núi Sơn Trà ở phía Nam; với không gian rộng (khoảng 12 km²) và độ sâu vừa phải (khoảng 10 - 17m), Vịnh Đà Nẵng là khu vực vừa có thể phát triển du lịch, khai thác hải sản, vừa có thể xây dựng cảng biển để phục vụ cho ngành vận tải đường biển.

+ Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng khoảng 15000 km2 với nguồn lợi hải sản phong phú, trữ lượng lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Tận dụng triệt để các ưu thế về điều kiện từ nhiên, thành phố Đà Nẵng đã sớm xác định: kinh tế biển là một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của thành phố trong thế kỉ XX.

+ Đà Nẵng đã phát triển hoạt động du lịch ở nhiều bãi biển đẹp, như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô,…

+ Về vận tải đường biển: cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biến biển quan trọng ở khu vực miền Trung của Việt Nam hiện nay; đồng thời, cảng Đà Nẵng cong là điểm cuối cùng trong hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối 4 quốc gia là: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam,…

+ Hoạt động khai thác hải sản cũng được thành phố Đà Nẵng quan tâm, đẩy mạnh: số lượng tàu đánh cá và sản lượng hải sản khai thác được có xu hướng ngày càng tăng.

Câu hỏi 1 trang 86 Lịch Sử 11: Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

Hoạt động xác lập thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Lời giải:

♦ Đoạn tư liệu 1:

- Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu là: trong các thế kỉ XVII - XIX, Việt Nam đã thực hiện các hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, thông qua việc thành lập và hoạt động của các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

- Đoạn tư liệu cũng cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết về hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, cụ thể là:

+ Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo, vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo. Nhiệm vụ của họ là: (1) khai thác các sản vật quý (như: đồi mồi, hải sâm,…); (2) thu lượm hàng hóa từ những con tàu bị đắm; (3) bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải được tiến hành đều đặn, thường xuyên từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

♦ Đoạn tư liệu 2: cho cúng ta biết thông tin: trong những năm 1884 - 1945, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn) đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

Câu hỏi 2 trang 86 Lịch Sử 11: Trình bày khái quát quá trình xác lập chủ quyền và quản lí liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

Lời giải:

♦ Trước năm 1884

- Các tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và của người phương Tây như: An Nam đại quốc họa đồ (1838), Bộ Át lát thế giới (1827) đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam thời quân chủ cũng ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ, hình thế đất nước và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa như: Đại Việt sử kí tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí…

- Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lý liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động trong suốt thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, vừa làm nhiệm vụ kiểm soát, vừa khai thác tài nguyên ở các đảo thuộc hai quần đảo này.

+ Dưới triều Nguyễn, hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải còn phối hợp cùng thuỷ quân đi khảo sát, đo đạc để vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, xây dựng miếu thờ, đào giếng, trồng cây... trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa.

- Việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước lúc bấy giờ cũng được thực hiện.

+ Thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi).

+ Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

♦ Từ năm 1884 đến năm 1975

- Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

- Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.

- Đầu thế kỉ XX, qdta được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

- Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp đã tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học.... ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Đến tháng 9/1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố và công nhận tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.

- Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Sài Gòn.

+ Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.

+ Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu ngày nay).

- Từ ngày 13 đến ngày 28/4/1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

♦ Từ sau năm 1975 đến nay

- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập.

+ Năm 1982, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập.

+ Trong huyện Trường Sa có các đơn vị hành chính nhỏ hơn như thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa Lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)...

Câu hỏi 1 trang 90 Lịch Sử 11: Khai thác Tư liệu 3 (tr. 89) và thông tin trong mục, hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Lời giải:

- Chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông:

+ Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

+ Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

+ Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.

Câu hỏi 2 trang 90 Lịch Sử 11: Nêu một số ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam mà em biết.

Lời giải:

Một số ví dụ:

- Ví dụ 1: Việt Nam đã ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển, đảo:

+ Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (tháng 5/1977);

+ Sách Trắng: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” (tháng 9/1979);

+ Sách Trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 12/1981)….

+ Năm 2012, Luật Biển Việt Nam được thông qua. Trong đó, khoản  3, Điều 4 trong Luật biển Việt Nam đã khẳng định: nhà nước Việt Nam thực hiện giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng biện pháp hòa bình.

- Ví dụ 2: Việt Nam đã tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

- Ví dụ 3: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển, như: kí thoả thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Malaixia (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với Inđônêxia (2003).

- Ví dụ 4: Việt Nam đã thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Luyện tập 1 trang 90 Lịch Sử 11: Lập sơ đồ tư duy về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên các mặt quốc phòng, an ninh, kinh tế đối với Việt Nam.

Lời giải:

(*) Sơ đồ tham khảo:

Lập sơ đồ tư duy về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trên các mặt quốc phòng an ninh kinh tế đối với Việt Nam

Luyện tập 2 trang 90 Lịch Sử 11: Sử dụng tư liệu lịch sử để chứng minh rằng: Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập, quản lí liên tục và thực thi, bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

♦ Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Các tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và của người phương Tây như: An Nam đại quốc họa đồ (1838), Bộ Át lát thế giới (1827) đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam thời quân chủ cũng ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ, hình thế đất nước và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa như: Đại Việt sử kí tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí…

Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lý liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải.

+ Việc tổ chức đơn vị hành chính Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước lúc bấy giờ cũng được thực hiện: thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi); thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Từ năm 1884 đến năm 1975:

+ Từ 1884 - 1945: chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

+ Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Sài Gòn.

+ Từ ngày 13 đến ngày 28/4/1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Từ sau năm 1975 đến nay: nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

+ Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,..

+ Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức.

- Từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép.

- Từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

+ Tháng 1/1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

- Từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 3/1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

+ Từ tháng 3/1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.

Luyện tập 3 trang 90 Lịch Sử 11: Giải thích vì sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình?

Lời giải:

- Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, vì:

+ Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra, thì: giải pháp hòa bình dựa trên hệ thống pháp luật quốc tế là xu hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

+ Việt Nam Việt Nam có truyền thống yêu chuộng hòa bình.

Vận dụng 1 trang 90 Lịch Sử 11: Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”… 

Vận dụng 2 trang 90 Lịch Sử 11: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy viết bài (khoảng 300 chữ) về hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân Việt Nam đã triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng Việt Nam chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Song, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

I. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài 3260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

1. Về quốc phòng, an ninh

- Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Một góc Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) - “vọng gác tiền tiêu” trên Biển Đông ở cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ

2. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...

+ Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn.

+ Trữ lượng dầu mỏ và khí được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỉ m3 khí. Vùng ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: ti-tan, thiếc, vàng sắt, man-gan, đất hiếm,.. trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch.

+ Dọc bờ biển có thể xây dựng các cảng biển nước sâu và điểm cảng trung bình.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

- Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển đều đi qua Biển Đông.

II. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

1. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Nhiều bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông.

- Cùng với những nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đã khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

* Trước năm 1884

- Các tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và của người phương Tây như: An Nam đại quốc họa đồ (1838), Bộ Át lát thế giới (1827) đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam thời quân chủ cũng ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ, hình thế đất nước và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa như: Đại Việt sử kí tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí…

- Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lý liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động trong suốt thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, vừa làm nhiệm vụ kiểm soát, vừa khai thác tài nguyên ở các đảo thuộc hai quần đảo này.

+ Dưới triều Nguyễn, hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải còn phối hợp cùng thuỷ quân đi khảo sát, đo đạc để vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, xây dựng miếu thờ, đào giếng, trồng cây... trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa.

- Việc tổ chức đơn vị hành chính Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước lúc bấy giờ cũng được thực hiện.

+ Thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi).

+ Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Từ năm 1884 đến năm 1975

- Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

- Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.

- Đầu thế kỉ XX, qdta được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

- Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp đã tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học.... ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

- Đến tháng 9/1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố và công nhận tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.

- Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Sài Gòn.

+ Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.

+ Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu ngày nay).

- Từ ngày 13 đến ngày 28/4/1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

* Từ sau năm 1975 đến nay

- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập.

+ Năm 1982, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập.

+ Trong huyện Trường Sa có các đơn vị hành chính nhỏ hơn như thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa Lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)...

2. Cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Trước năm 1884:

+ Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,..

+ Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức.

♦ Từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép.

♦ Từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

+ Tháng 1/1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

♦ Từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 3 - 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

+ Từ tháng 3/1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.

III. Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế. Tiêu biểu là:

♦ Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền.

+ Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (tháng 5/1977);

+ Sách Trắng: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” (tháng 9/1979);

+ Sách Trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 12/1981)….

♦ Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS). Theo Công ước Luật Biển UNCLOS, Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địa để thăm dò và khai thác với diện tích khoảng gần một triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.

♦ Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.

 Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

- Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Đánh giá

0

0 đánh giá