Giải SGK Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

8 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Giải Sinh học 10 trang 16

Mở đầu trang 16 Sinh học 10: Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?

Phương pháp giải:

- Vật sống là là những vật có khả năng trao đổi với môi trường để lấy các chất cần thiết cho hoạt động sống (sinh trưởng và sinh sản) và loại bỏ các chất thải.

- Vật không sống là những vật không có khả năng trao đổi chất, không sinh trưởng và sinh sản.

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến cả xe và con sư tử đều là vật sống. Mặc dù chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển, nhưng việc trao đổi và di chuyển của xe đều phụ thuộc vào con người, và xe không có khả năng tự phát triển, tự sinh sản. Do đó chiếc xe không phải là vật sống, con sư tử là vật sống.

I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Câu hỏi 1 trang 16 Sinh học 10: Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống.

Phương pháp giải:

Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống được gọi là các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Trả lời:

Cấp độ tổ chức sống là các cấp độ tổ chức biểu hiện các đặc trưng của sự sống, tạo nên tập hợp các vật sống. Còn cấp độ tổ chức có thể tạo nên tập hợp các vật sống hoặc tập hợp các vật không sống.

Câu hỏi 2 trang 16 Sinh học 10: Quan sát Hình 3.1, hãy:

a) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

b) Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.

Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3.1 và đưa ra nhận xét.

Trả lời:

a) Các cấp độ tổ chức của thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ thể, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Câu hỏi 3 trang 16 Sinh học 10: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

Trả lời:

Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Các đại phân tử trong tế bào chưa sống. Chứng chỉ thể hiện chức năng sống khi tương tác với nhau trong tổ chức tế bào.

Giải Sinh học 10 trang 17

Câu hỏi 4 trang 17 Sinh học 10: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trả lời:

Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chế: về cấu trúc, các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn; về chức năng, các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.

Luyện tập trang 17 Sinh học 10: Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?

Phương pháp giải:

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa các cấp độ với nhau, sự tương tác và cách thức hoạt động của các cấp độ.

II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi 5 trang 17 Sinh học 10: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?

Phương pháp giải:

- Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

- Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.

Trả lời:

Nguyên tắc thứ bậc nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

Câu hỏi 6 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc.

Phương pháp giải:

- Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

- Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.

Trả lời:

Ví dụ về cấp độ tổ chức sống: Da

Sự hình thành cấp độ: Từ các phân tử tạo thành các bào quan có trong tế bào da. Các tế bào da liên kết với nhau tạo thành mô da, các cơ da liên kết với nhau tạo thành lớp da bao bọc cơ thể.

Câu hỏi 7 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào?

Phương pháp giải:

Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên được gọi là hệ thống mở. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ gắn kết, sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.

Trả lời:

Thông qua hoạt động hô hấp, con người thải CO2 ra ngoài môi trường, đồng thời lấy khí O2 từ không khí vào cơ thể nhằm thực hiện các phản ứng sinh hóa. Thông qua quá trình hô hấp, con người cung cấp CO2 cho chu trình Carbon trong hệ sinh thái, đồng thời hấp thu một phần O2 của môi trường.

Câu hỏi 8 trang 17 Sinh học 10: Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: cơ thể, quần thế, quần xã.

Phương pháp giải:

Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên được gọi là hệ thống mở. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà giữa sinh vật và môi trường có mối quan hệ gắn kết, sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.

Trả lời:

- Ở mức cơ thể: Khi lạnh, chuyển hóa các chất trong cơ thể chậm lại, tăng hô hấp để tăng nhiệt lượng nhằm giữ ẩm cơ thể.

- Ở mức quần thể: Khi dinh dưỡng từ môi trường bắt đầu giảm, quần thể vi sinh vật bước vào pha suy vong, số lượng tế bào vi sinh vật chết tăng lên.

- Ở mức quần xã: Khi lượng chuột trên đồng tăng, dẫn đến số lượng rắn cũng tăng theo, làm số chuột quay lại mức cân bằng.

Giải Sinh học 10 trang 18

Câu hỏi 9 trang 18 Sinh học 10: Quan sát Hình 3.2, em có nhận xét gì về sự tiến hoá của thế giới sống?

Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đưa ra nhận xét.

Trả lời:

Sự tiến hóa của thế giới sống diễn ra liên tục, thường xuyên nhưng trong thời gian rất dài; tạo nên nhiều loài mới nhưng đều có chung một tổ tiên. Sự tiến hóa tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng, phong phú.

Câu hỏi 10 trang 18 Sinh học 10: Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do đầu?

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đưa ra nhận xét.

Trả lời:

Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do

- Các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.

- Môi trường sống luôn có những biến đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại, do đó quá trình chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại những dạng sống thích nghi với những môi trường khác nhau.

Luyện tập trang 18 Sinh học 10: Sự phát sinh các biến dị có vai trò gì trong sự tiến hoá của thế giới sống?

Phương pháp giải:

Các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.

Trả lời:

Sự phát sinh các biến dị có vai trò rất quan trọng trong tiến hóa, là cơ sở cho tiến hóa: tạo nên các đa dạng di truyền; tạo các biến dị có đặc điểm thích nghi mới, có các đặc điểm tốt hoặc vượt trội so với đời bố mẹ, là cơ sở tạo nên các loài mới.

Vận dụng trang 18 Sinh học 10: Chứng minh rằng thế giới sống vừa có tính đa dạng vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh hoạ.

Phương pháp giải:

Thế giới sống có rất nhiều loài tạo nên các quần thể, quần xã khác nhau; nhưng đều có chung tổ tiên, và đều được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, tế bào.

Trả lời:

- Tính đa dạng: Tính đa dạng của thế giới sống được biểu hiện ở số lượng loài đa dạng, phong phú về kích thước, cấu tạo, tuổi thọ,... tạo nên các quần thể đặc trưng; đồng thời có sự đa dạng về khí hậu, ổ sinh thái,..., tạo nên các quần xã và hệ sinh thái đặc trưng.

- Tính thống nhất: Các loài trên thế giới sống đều có các đặc điểm tương đồng nhau, và được xếp vào các hệ thống phân loại. Mặt khác tất cả các loài trên thế giới đều có chung một tổ tiên; luôn luôn tương tác, tác động lẫn nhau. Tất cả các loài đều được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và được cấu tạo từ đơn vị tổ chức sống cơ bản nhất là tế bào.

Ví dụ: Sự đa dạng của lớp Côn trùng: trong lớp Côn trùng có rất loài như kiến, rận, cào cào,... nhưng đều có các đặc điểm chung như cơ thể phân đốt, được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu bởi kitin,...

Bài tập (trang 18)

Bài tập trang 18 Sinh học 10: Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có 15 000 cá thể di cư sang vùng (B) để tìm môi trường sống mới.

Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Sự di cư của các loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?

2. Sự di cư có vai trò gì đối với loài chim này?

Phương pháp giải:

Các cấp độ tổ chức sống có các đặc điểm chung như: tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là hệ thống mở, tự điều chỉnh và liên tục tiến hoá.

Trả lời:

1. Sự di cư của các loài chim liên quan đến đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của thế giới sống

2. Sự di cư có vai trò giúp chim tìm được môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của môi trường, có thể cung cấp đủ thức ăn, nhiệt độ phù hợp và nơi ở cho chúng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng …

2. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản

- Cấp độ tổ chức sống cơ bản là cấp độ tổ chức mà ở đó biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của sự sống.

- Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (ảnh 2)

3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ các bậc nhỏ hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử.

Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.

Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lý ở cùng một thời điểm.

Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.

Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (ảnh 3)

II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Tổ chức theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cấp tổ chức thấp làm nền tảng cấu thành nên cấp cao hơn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (ảnh 4)

Vật không sống cũng có thể được tổ chức theo các cấp độ, nhưng chững không thể thực hiện các chức năng sống cơ bản như sinh trưởng, sinh sản, chuyển hóa…

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).

Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. 

Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng không ngừng trao đổi khí, trao đổi nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình sống.

- Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.

- Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Tiến hóa xảy ra nhờ phát sinh đột biến trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (ảnh 5)

 

- Điều kiện môi trường sống khác nhau làm nhiệm vụ lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.

Sơ đồ tư duy các cấp độ tổ chức của thế giới sống:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Bài 4: Khái quát về tế bào

Bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước

Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá