TOP 10 Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay

5.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội Ngữ văn 8 ,Cánh Diều gồm 10 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 1

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội, những biết ngữ xã hội đang ngày một được sử dụng nhiều hơn trong từng nhóm người khác nhau. Trước tiên, ta cần hiểu biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó. Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì. Đối với biệt ngữ xã hội sử dụng chúng trong một tầng lớp nhất định. Đó có thể là tầng lớp học sinh, sinh viên hay tầng lớp phong kiến thời xưa,…. Hiện nay, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những biệt ngữ đó trên mạng xã hôi. Ví dụ như biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,…Biệt ngữ xã hội không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu lầm hoặc gây khó hiểu cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng một cách phù hợp.

TOP 10 bài Ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay 2023 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 2

Chúng ta đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi đòi hỏi chúng ta phải thay đổi để dễ dàng tiếp cận hơn với nhu cầu giao tiếp hiện nay. Hơn thế nữa, hòa trong xu hướng hội nhập đó, việc phát triển của các trang mạng xã hội cũng như việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên internet đã trở thành phổ biến, biệt ngữ xã hội, trò chuyện qua mạng ra đời đáp ứng nhu cầu “sống nhanh” đặc biệt là nhu cầu viết cũng nhanh trong giới trẻ hiện nay. Điều đó đã dẫn đến sự xuất hiện những ngôn ngữ khác lạ của giới trẻ hiện nay và nó đang ngày càng rộng khắp. Biệt ngữ xã hội được hiểu là ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn trẻ qua việc viết tắt, đơn giản hóa từ ngữ, biến âm một cách cảm tính, tùy tiện và thậm chí là viết sai chính tả vì vui thú. Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là ngôn ngữ “chat”, tiếng lóng đã xuất hiện trong quá trình giao tiếp và ngày càng có xu hướng lan rộng trong giới trẻ. Nó đã lan rộng như một trào lưu từ nông thôn cho đến thành thị. Ban đầu, những từ mới, cách diễn đạt mới chỉ được một bộ phận giới trẻ chấp nhận. Thế nhưng sau đó, nhờ sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ hiện đại như: điện thoại di động, mạng internet… tiếng lóng nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến khắp giới trẻ.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 3

             Chúng ta hiểu biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định và chỉ ở tầng lớp đó mới hiểu họ đang nói gì. Gen Z là một biệt ngữ để chỉ những người trẻ được tiếp xúc sớm với công nghệ, những người thuộc Gen Z cũng có những ngôn ngữ đặc trưng gọi là biệt ngữ. Xã hội ngày càng phát triển và việc thế hệ trẻ sử dụng biệt ngữ xã hội ngày càng nhiều; đặc biệt là ở học sinh, sinh viên. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các biệt ngữ của học sinh, sinh viên như: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối… Biệt ngữ xã hội không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu lầm hoặc gây khó hiểu cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng một cách phù hợp.

TOP 10 bài Ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay 2023 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 4

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”. Ngôn ngữ “lai căng” hay biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 5

Ngày nay hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội ngày càng phổ biến. Đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Những từ ngữ được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay của các bạn trẻ khiến nhiều người hoang mang vì không hiểu rõ. Những từ như "khum, chằm Zn, lemòn, géc gô"… là những từ lóng được các bạn trẻ GenZ sử dụng, đó là các bạn sinh năm từ năm 1997 đến 2010. Nhưng không chỉ dừng lại trong cộng đồng người trẻ, những từ ngữ này đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nhiều bạn trẻ chia sẻ việc sử dụng từ lóng mang đến sự gần gũi, vui vẻ. Việc sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với bạn bè cùng thế hệ, có mức độ quen biết thân thiết nhất định, khiến cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, hài hước và gần gũi hơn.

TOP 10 bài Ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay 2023 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 6

Biệt ngữ xã hội được hiểu đơn giản là một trường các từ ngữ đặc biệt do một tầng lớp người sử dụng với nghĩa riêng. Hiện nay, hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội rộng rãi trên các trang mạng xã hội đã không còn gì quá mới lạ. Các từ ngữ như trẻ trâu, báo thủ, phóng lợn… đều là các biệt ngữ được giới trẻ dùng phổ biến với nét nghĩa chung mà ai cũng hiểu. Điều này không có gì là sai phạm, nếu như nó chỉ dừng lại ở ranh giới mạng xã hội và trong phạm vi những người trẻ với nhau. Tuy nhiên, có một hệ quả đáng buồn là, nhiều bạn trẻ đã sử dụng chưa phù hợp các biệt ngữ này. Họ gán ghép nó cho các đối tượng chưa thực sự đúng với nghĩa của từ đó, rồi đem ra sử dụng trong các bài viết, các cuộc hội thoại mang tính nghiêm túc và với người lớn tuổi hơn. Hành vi này là thiếu lịch sự, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người dùng với những người xung quanh. Biệt ngữ xã hội không hề xấu, chính vì vậy, chúng ta cần phải hiếu đúng nghĩa và mức độ của các từ mình cần dùng, để sử dụng đúng đối tượng và môi trường.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 7

Khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng mạng xã hội càng phổ biến. Không gian mạng xã hội cũng là không gian mở, ít chịu sự kiểm duyệt và giám sát. Từ đó dẫn đến hiện tượng một số người sử dụng biệt ngữ xã hội để giao tiếp trên mạng xã hội, đặc biệt nhất là ở giới trẻ. Rõ ràng, việc sử dụng này không phải là sai trái nhưng lại đang bị lạm dụng quá mức. Nhiều người sử dụng một cách tùy tiện, thậm chí “sáng tạo” ra những từ ngữ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Không chỉ vậy, việc sử dụng còn không đúng mục đích, đối tượng khiến cho người tham gia trực tiếp hay người đọc bên ngoài không thể hiểu được nội dung. Việc sử dụng những từ ngữ thiếu chuẩn mực để công kích, bôi nhọ hay mắng chửi người khác cũng xảy ra rất nhiều. Rõ ràng, việc sử dụng biệt ngữ xã hội cần phù hợp với tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. Người sử dụng cũng cần giữ được sự tỉnh táo, bình tĩnh khi sử dụng. Cùng với đó, việc cần chú trọng vẫn là giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 8

Xã hội ngày càng phát triển, những biệt ngữ xã hội đang ngày một được sử dụng nhiều hơn trong từng nhóm người khác nhau. Trước tiên, ta cần hiểu biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó. Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì. Gen Z là một biệt ngữ để chỉ những người trẻ được tiếp xúc sớm với công nghệ, những người thuộc Gen Z cũng có những ngôn ngữ đặc trưng gọi là biệt ngữ. Đối với biệt ngữ xã hội sử dụng chúng trong một tầng lớp nhất định. Đó có thể là tầng lớp học sinh, sinh viên hay tầng lớp phong kiến thời xưa,…. Hiện nay, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những biệt ngữ đó trên mạng xã hôi. Ví dụ như biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,… Biệt ngữ xã hội không được sử dụng phổ biến nhiều như từ ngữ toàn dân. Vì vậy để tránh bị hiểu lầm hoặc gây khó hiểu cho người khác, chúng ta cần sử dụng chúng một cách phù hợp.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 9

Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện phổ biến hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ. Đây là hiện tượng bình thường, phản ánh sự vận động của ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố tâm lí, xã hội và phương tiện giao tiếp mới (Internet). Hiện tượng này, xét ở góc độ nào đó, cũng có khía cạnh tích cực (chẳng hạn: đáp ứng nhu cầu, sở thích giao tiếp của một nhóm xã hội nhất định). Tuy nhiên, việc sử dụng biệt ngữ xã hội cần có chừng mực để không ảnh hưởng đến việc giao tiếp trong môi trường giao tiếp chính thức và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay - mẫu 10

Hiện nay, mạng xã hội đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Không gian trên mạng xã hội cũng rộng mở và ít chịu kiểm duyệt, giám sát. Bởi vậy, người dùng có quyền tự do phát ngôn. Điều đó khiến cho một bộ phận người dùng đã sử dụng biệt ngữ xã hội, đặc biệt nhiều hơn cả là ở giới trẻ. Nhiều từ ngữ được “sáng tạo” để sử dụng trong một phận người. Ví dụ như “chém gió”, “thả thính”, “cẩu lương” hay như cách viết tắt iu (yêu), “vk” (vợ), “ck” (chồng),... Chúng được sử dụng một cách tự do, ngày càng phổ biến. Có thể gọi chúng là thứ ngôn ngữ “lai căng”, được tạo thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào và không đem lại bất cứ giá trị thẩm mĩ nào cho ngôn ngữ tiếng Việt mà còn làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Việc sử dụng biệt ngữ xã hội tùy tiện trên mạng xã hội khiến cho người không dùng cảm thấy hoang mang, khó hiểu. Chính vì vậy, chúng ta cần sử dụng biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống, đối tượng giao tiếp. Mỗi người cần tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội để xây dựng một không gian mạng văn minh, trong sáng.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá