Với giải Câu 10 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ
Câu 10 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CON HÃY THƯƠNG EM
Tại sao bố lại chiều em bé
– Tại lúc sinh em bà mất rồi
Con được suốt ngày bà dỗ bế
Em đi nhà trẻ chỉ nằm nôi
Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm
Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm
Em tím lặng khóc không thành tiếng
Nhớ lại bây giờ bố vẫn thương
Khi con bé bố chưa bận rộn
Hay đèo con những buổi chiều êm
Nay có buổi cả nhà về muộn
Em tự chơi tha thẩn bên thềm
Thấy không con, em mình lên bảy
Chỉ bằng con người ta lên năm
Con có thấy mỗi lần em khóc
Tiếng nấc em như tự nuốt thầm
1984
(Vũ Quần Phương, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012)
a) Bài thơ Con hãy thương em là lời của ai nói với ai và về điều gì? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về bài thơ.
b) Qua các chi tiết trong bài thơ, hình ảnh em bé hiện lên như thế nào? Người bố dành tình cảm cho em ra sao?
c) Qua bài thơ, em cảm nhận được như thế nào về nhân vật người bố?
d) Hãy đoán xem sau khi nghe người bố trả lời, người con trong bài thơ sẽ thay đổi câu hỏi ban đầu như thế nào hoặc sẽ có cảm xúc, suy nghĩ,... ra sao?
e) Sưu tầm, ghi lại những câu thơ, câu ca dao hay về tình cảm anh em, chị em trong gia đình và chia sẻ cùng các bạn.
Trả lời:
a) Bài thơ Con hãy thương em là lời của người cha dành cho người con lớn về lí do “Tại sao bố lại chiều em bé”
Cảm nhận: đây là bài thơ hay về lời dặn dò của người cha dành cho đứa con lớn phải biết thương yêu, chia sẻ, nhường nhịn với em nhỏ.
b) Hình ảnh em bé hiện lên qua những chi tiết “chỉ nằm nôi”, “Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm”, “Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm”, “Em tím lặng khóc không thành tiếng”, “Em tự chơi tha thẩn bên thềm”, “Tiếng nấc em như tự nuốt thầm”. Qua đó thấy được tình cảm yêu thương cụ thể, sâu sắc, cảm giác thương cảm, xót xa, sự yêu chiều của người cha dành cho đứa con bé nhỏ, hay đau ốm,...
c) Qua bài thơ, em thấy nhân vật người bố hiện lên là một người vô cùng yêu thương con, quan tâm đến các con, luôn chia sẻ để người con lớn hiểu, không so bì, tị nạnh với em.
d) - Ban đầu người con lớn “Tại sao bố lại chiều em bé”: thắc mắc, băn khoăn, có ý so bì, tị nạnh, trách móc bố chiều em hơn chiều mình,....
- Sau đó, người cha đã giải thích về lí do quan tâm hơn đến đứa con nhỏ được thể hiện qua những chi tiết sau: “Sáu tháng tuổi em viêm phổi đốm”, “Đùi nhỏ không còn cả chỗ tiêm”, “Em tím lặng khóc không thành tiếng”, “Em tự chơi tha thẩn bên thềm”, “Tiếng nấc em như tự nuốt thầm”.
- Sau những điều giải thích mà người con lớn được nghe thì đã thay đổi suy nghĩ, thương em hơn. hiểu bố hơn, thấy mình may mắn hơn em, cần bù đắp cho em,...
e) 1. Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2. Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
3. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
4. Anh em hiếu thảo thuận hiền
Chớ vị đồng tiền mà mất lòng nhau.
5. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
6. Anh em hiền thật là hiền
Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau.
7. Anh em trên kính dưới nhường
Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.
8. Có tình thì đãi người dưng
Anh em bất nghĩa thì đừng anh em.
9. Anh em ăn ở thuận hoà
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
10. Anh em chín họ mười đời
Hai đằng cùng có, chẳng rời nhau ra.
11. Anh em thật thậm là hiền
Chỉ một đồng tiền làm mất lòng nhau.
12. Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hào cho vui
Lọ là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
13. Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.
14. Anh em như chông như mác.
15. Anh em hạt máu sẻ đôi.
16. Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?...
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bố cục của bài thơ là gì?...
Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng về mạch cảm xúc trong bài thơ?...
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là gì?....
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Sắc thái nghĩa của từ ngữ là gì?....
Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Cách ngắt nhịp nào là phù hợp với mỗi dòng thơ của khổ thứ nhất?...
Câu 7 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng chứa vần trong bài thơ được tạo thành bằng cách lặp lại hoàn toàn hoặc hiệp với những nguyên âm cùng hàng với chúng như sau:...
Câu 8 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ Nắng mới là ai và được thể hiện qua từ ngữ nào?...
Câu 9 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?...
Câu 10 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào chỉ ra đúng các từ láy có trong bài thơ?...
Câu 11 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc hoạ về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả...
Câu 12 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới" trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?...
Câu 13 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) ghi lại cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong bài thơ...
Câu 14 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ gợi liên tưởng cho em nhớ đến tác phẩm văn học nào? Vì sao?...
Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ là lời bộc lộ cảm xúc của ai và người đó hiện lên qua từ ngữ nào?...
Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào nêu đúng bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ?...
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá” được điệp lại không nhằm mục đích nào?...
Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng thơ nào không sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá?...
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy tưởng tượng để miêu tả lại bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ qua cảm nhận của tác giả bằng cách viết khoảng 7 – 10 dòng hoặc vẽ lại...
Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hoá”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?...
Câu 7 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương...
Câu 8 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về.” là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình Vì sao em lại chọn các hình ảnh, chi tiết ấy?...
Câu 9 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc thêm các bài thơ sáu chữ viết về đề tài quê hương, gia đình, tình người. Ghi lại những câu thơ em thấy ấn tượng...
Câu 10 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhan đề bài thơ Đường về quê mẹ được đặt theo cách nào?...
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và hiện ra qua từ ngữ nào?...
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào chỉ ra đúng cách ngắt nhịp của khổ thơ sau?...
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vần trong bài thơ được gieo như thế nào?...
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào chỉ ra đúng bố cục và nội dung của từng phần trong bài thơ?...
Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người ; bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm...
Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gi của nhà thơ?...
Câu 8 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện hình ảnh, chi tiết đó...
Câu 9 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm đọc thêm các bài thơ bảy chữ về đề tài gia đình, quê hương đất nước. Ghi lại một số câu thơ em có ấn tượng sâu sắc...
Câu 10 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:...
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này...
Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả...
Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải:...
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng:...
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?...
Câu 2 trang 24, 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm hiểu ngữ liệu trong SGK, trang 50 theo yêu cầu của phiếu học tập sau:...
Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nội dung nào cần chú ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sáu chữ, bảy chữ...
Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư...
Câu 5 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tự ra hai đề bài tương tự như đề bài được nêu trong mục 2.1. Thực hành viết theo các bước (SGK, trang 51). Chọn một trong hai đề để lập dàn ý...
Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập 5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d (SGK, trang 51)...
Câu 7 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52...
Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?...
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong ý đời sống?...
Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó...
Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống?...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài mở đầu
Bài 1: Truyện ngắn
Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ
Bài 3: Văn bản thông tin
Bài 4: Hài kịch và truyện cười
Bài 5: Nghị luận xã hội
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1