Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.
Địa lí lớp 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu
Video giải Địa lí 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu
1. Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu
- Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích 10,5 triệu km2
- Nằm trong khoảng vĩ độ: 360B-710B
- Tiếp giáp:
+ Phía Bác giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương
+ Phía nam giáp Địa Trung Hải
+ Phía đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran
- Đường bờ biển dài 43.000 km. Bờ biển bi cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh
Bản đồ tự nhiên châu Âu
2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu
a. Địa hình
- Chủ yếu là đồng bằng, kéo dài từ tây sang đông, chiếm 50% diện tích châu lục
- Núi già ở vùng phía Bắc và vùng trung tâm như Xcan-đi-na-vi, U-ran.
- Núi trẻ ở phía nam như: An-pơ, Các-pát , ban-căng…
b. Khí hậu
- Đại bộ phận lãnh hổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một diện tích nhỏ ở phía bắc có khí hậu cực và cận cực, và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
- Ngoài ra, khí hậu còn thay đổi theo độ cao của núi.
c. Sông ngòi
- Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Vôn-ga.
d. Các đới thiên nhiên
- Châu Âu nằm trên 2 đới:
+ Đới ôn hòa (chiếm phần lớn lãnh thổ.
+ Đới lạnh chỉ chiếm diện tích nhỏ ở các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một phần lãnh thổ phía Bắc châu lục.
- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo nhiệt độ và lượng mưa:
+ Ven biển Tây Âu có rừng lá rộng, vào sâu nội địa có rừng lá kim
+ Phía đông nam có thảo nguyên và ven biển Địa trung hải có rừng lá cứng
- Động vật phong phú và đa dạng: gấu nâu, chim gõ kiến, gà rừng, nai sừng tấm, đại bàng…
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 1: Thiên nhiên Châu Âu
Câu 1. Dạng địa hình chủ yếu ở châu Âu là?
A. Núi già.
B. Núi trẻ.
C. Sơn nguyên.
D. Đồng bằng.
Đáp án: D
Giải thích:
Khu vực Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích châu lục (SGK - trang 98).
Câu 2. Đỉnh núi cao nhất châu Âu là đỉnh núi nào sau đây?
A. Các -pát.
B. U-ran.
C. Xcan-di-na-vi.
D. En-brut.
Đáp án: D
Giải thích:
Đỉnh En-brut là đỉnh núi cao nhất châu Âu (cao 5642 m) (SGK - trang 98).
Câu 3. Đới khí hậu cực và cận cực phân bố ở khu vực nào của châu Âu?
A. Phía bắc.
B. Phía tây.
C. Phía đông.
D. Phía nam.
Đáp án: A
Giải thích:
Đới khí hậu cực và cận cực phân bố ở phía bắc châu lục (SGK - trang 99).
Câu 4. Sông nào sau đây không chảy qua đồng bằng Đông Âu ?
A. Sông Đa-nuyp.
B. Sông Von-Ga.
C. Sông Đni-ep.
D. Sông Đôn.
Đáp án: A
Giải thích:
Sông Đa-nuyp chảy qua phần lãnh thổ phía nam châu Âu, qua khu vực đồng bằng trung lưu và hạ lưu sông Đanuyp- Bản đồ hình 1.1: Bản đồ tự nhiên châu Âu (SGK - trang 97).
Câu 5. Chuột lem-mut, cú Bắc cực là những loài động vật phổ biến ở đới thiên nhiên nào của châu Âu?
A. Đới nóng.
B. Đới lạnh.
C. Đới ôn hòa.
D. Đới cận nhiệt.
Đáp án: B
Giải thích:
Đới lạnh chiếm diện tích … Động vật, thực vật nghèo nàn … động vật có chuột lem-mut, cú Bắc cực,… (SGK-trang 100).
Câu 6. Châu Âu có diện tích là bao nhiêu?
A. 9 triệu km2.
B. 9,5 triệu km2.
C. 10 triệu km2.
D. 10,5 triệu km2.
Đáp án: D
Giải thích:
Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2 (SGK - trang 98).
Câu 7. Châu Âu ngăn cách với Châu Á bởi ranh giới tự nhiên nào?
A. Dãy An-Pơ.
B. Dãy Các-Pát.
C. Dãy U-ran.
D. Dãy Pi-rê-nê.
Đáp án: C
Giải thích:
Phía đông có dãy U-Ran (Ural), là ranh giới tự nhiên ngăn cách châu Âu với châu Á (SGK - trang 98).
Câu 8. Châu Âu có những khu vực địa hình nào?
A. Đồng bằng và miền núi.
B. Đồng bằng và cao nguyên.
C. Đồng bằng và núi thấp.
D. Đồng bằng và bờ biển.
Đáp án: A
Giải thích:
Địa hình châu Âu khá đơn giản, chia làm hai khu vực địa hình chính: Địa hình đồng bằng và địa hình miền núi (SGK - trang 98).
Câu 9. Phía Bắc của châu Âu tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Thái Bình Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Đáp án: B
Giải thích:
Bắc Băng Dương- Hình 1.1: Bản đồ tự nhiên châu Âu (SGK - trang 97).
Câu 10. Địa hình núi trẻ chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng diện tích lãnh thổ châu Âu?
A. 3%.
B. 2,5%.
C. 2%.
D. 1,5%.
Đáp án: D
Giải thích:
Địa hình núi trẻ chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ (SGK - trang 98).
Câu 11. Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ châu Âu là?
A. Đới khí hậu cực và cận cực.
B. Đới khí hậu nhiệt đới.
C. Đới khí hậu ôn đới.
D. Đới khí hậu cận nhiệt.
Đáp án: C
Giải thích:
Đới khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu … (SGK-trang 99).
Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây làm cho các sông đổ ra Bắc Băng Dương bị đóng băng vào mùa đông, nhất là vùng cửa sông?
A. Do băng tuyết tan.
B. Do có mưa lớn.
C. Do vùng cửa sông nằm trong đới khí hậu cực và cận cực.
D. Do nước từ vùng Bắc Âu chảy đến.
Đáp án: C
Giải thích:
Do vùng cửa sông đổ ra Bắc Băng Dương nằm trong đới khí hậu cực và cận cực Hình 1.1 Bản đồ tự nhiên châu Âu (SGK - trang 97).
Câu 13. Phía nam châu Âu phổ biến với thảm thực vật nào sau đây?
A. Rừng lá rộng.
B. Rừng lá kim.
C. Thảo nguyên.
D. Rừng lá cứng địa trung hải.
Đáp án: D
Giải thích:
Phía nam châu lục … Ở đây có rừng lá cứng địa trung hải, như sồi thường xanh … (SGK - trang 100).
Câu 14. Ở khu vực lục địa phía đông nam, thảm thực vật nào chiếm ưu thế?
A. Rừng lá rộng.
B. Thảo nguyên ôn đới.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng lá cứng.
Đáp án: B
Giải thích:
Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế... (SGK - trang 100).
Câu 15. Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Bret (Pháp), cho biết đây là kiểu khí hậu nào?
A. Ôn đới hải dương.
B. Ôn đới lục địa.
C. Hàn đới.
D. Cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: A
Giải thích:
Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình năm thường trên 00C, mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn (SGK - trang 99).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Đặc điểm dân cư xã hội châu Âu
Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu