Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024): Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

7.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Video giải Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

1. Vấn đề bảo vệ môi trường

a) Bảo vệ môi trường không khí

- Nguyên nhân: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ

- Các biện pháp:

+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển

+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ, khí tự nhiên

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch

+ Giảm xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên xe công cộng, xe đạp, đi bộ.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Người dân châu Âu sử dụng xe đạp để đi lại

b) Bảo vệ môi trường nước

- Nguyên nhân: các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

- Các biện pháp:

+ Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.

+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

+ Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch,…)

+ Nâng cao ý thức người dân

2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học

- Tình trạng: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.

- Biện pháp:

+ Các nước châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

+ Giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.

3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu

- Thực trạng: ảnh hưởng liên tiếp các hiện tượng thờit tiết cực đoan như: nắng nóng gây cháy rừng ở các quốc gia Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu…

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cháy rừng ở châu Âu

- Biện pháp: 

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng: có vai trò trong việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán.

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa, phát triển năng lương tái tạo thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, mặt trời..

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Câu 1. Thiên tại nào thường xảy ra ở một số quốc gia ở Tây và Trung Âu?

A. Mưa lũ.           

B. Cháy rừng.                

C. Nắng nóng.               

D. Sạt lở đất.

Đáp án đúng là: A

Mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng tại một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.

Câu 2. Thiên tại nào thường xảy ra ở một số quốc gia ở Nam Âu?

A. Mưa lũ.           

B. Cháy rừng.                

C. Nắng nóng.               

D. Sạt lở đất.

Đáp án đúng là: B

Nắng nóng cũng đã gây ra những trận cháy rừng tàn khốc ở một số các quốc gia ở Nam Âu.

Câu 3. Giải pháp hữu hiệu nào để để ứng phó biến đổi khí hậu ở các nước châu Âu?

A. Tích cực sử dụng năng lượng hóa thạch.

B. Nghiêm cấm dụng năng lượng từ thiên nhiên.   

C. Trồng rừng và bảo vệ rừng. 

D. Phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án đúng là : C

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã có nhiều hành động cụ thể như :

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 4. Mục tiêu chung của các quốc gia châu Âu và năm 2030 như thế nào ?

A. Giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

B. Tiến hành sử phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

C. Bảo vệ nghiêm ngặt những khu rừng nguyên sinh.

D. Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

Đáp án đúng là: A

Mục tiêu chung của các nước châu Âu là giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Câu 5. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu ?

A. Các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

B. Đô thị hóa diễn ra nhanh và trong thời gian ngắn.

C. Do lạm dụng kĩ thuật, dân số tăng nhanh.

D. Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

Đáp án đúng là: A

Trước đây, môi trường nước ở châu Âu do các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Câu 6. Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu?

A. Chặt phá, cháy rừng.                   

B. Rác thải sinh hoạt, công cộng.

C. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.  

D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng.

Đáp án đúng là: D

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thu năng lượng, vận tải đường bộ la những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu. (sgk trang 104)

Câu 7. Để cải thiện chất lượng không khí, biện pháp nào được sử dụng ở các thành phố châu Âu?

A. Ngăn cấm chặt phá, đốt rừng.                           

B. Sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng.

C. Sử dụng túi môi trường thay thế túi ni-lon.

D. Sử dụng năng lượng mặt trời.

Đáp án đúng là: B

Đối với thành phố: Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

Câu 8. Đối với khoáng sản nguyên nhiên liệu (dầu mỏ, khí tự nhiên), các quốc gia nào châu Âu đã sử dụng giải pháp nào để hạn chế giảm khí thải CO2 vào khí quyển?

A. Kiểm soát khí thải.                       

B. Tạm dừng khai thác khoáng sản.

C. Đánh thuế cac-bon, thuế tiêu thụ.  

D. Sử dụng năng lượng tái tạo.

Đáp án đúng là: C

Đánh thuế Cac-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lược Cac-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển. (sgk trang 104)

Câu 9. Quốc gia nào có mật độ xe đạp ghi nhận tham gia giao thông nhiều nhất ở châu Âu?

A. Anh.               

B. Đức.                

C. Đan Mạch.                

D. Tây Ban Nha.

Đáp án đúng là: C

Hình 1: Dòng người đi xe đạp trên đường phố Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch) (sgk trang 104)

Câu 10. Các quốc gia châu Âu đã sử dụng bao nhiêu biện pháp để cải thiện chất lượng không khí?

A. Ba.                           

B. Bốn.                

C. Năm.                        

D. Sáu

Đáp án đúng là: B

Để cải thiện chất lượng không khí, các quốc gia châu Âu đã thực hiện một số giải pháp:

- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

- Đánh thuế Cac-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lược Cac-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển.

- Đầu tư phát triển cây xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để thau thế năng lượng hóa thạch.

- Đối với thành phố: Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

Câu 11. Vì sao biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm ở các nước châu Âu?

A. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

B. Sự suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản.

C. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển.

D. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt xả trực tiếp vào sông hồ.

Đáp án đúng là: A

Trong những năm gần châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp của các heiejn tượng thời tiết cực đoan.

Câu 12. Để bảo vệ mội trường nước trong lĩnh vực nông nghiệp các nước châu Âu đã sử dụng biện pháp gì ?

A. Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại.

B. Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

C. Phạt nặng các hành vi lạm dụng hóa chất độc hại.

D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với đất.

Đáp án đúng là: A

Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp. (sgk trang 105).

Câu 13. Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường nào được các nước châu Âu quan tâm nhiều nhất?

A. Môi trường không khí, môi trường nước.

B. Môi trường đất, môi trường sinh vật.

C. Môi trường nước, môi trường đất.                    

D. Môi trường không khí, môi trường đất

Đáp án đúng là: A

Vấn đề bảo vệ môi trường :

- Bảo vệ môi trường không khí.

- Bảo vệ môi trường nước. (sgk trang 104 + 105)

Câu 14. Nguồn năng lượng nào dưới đây ở châu Âu được sử dụng là năng lượng thân thiện với môi trường?

A. Năng lượng từ than.                     

B. Năng lượng từ thủy điện.

C. Năng lượng từ Mặt Trời.               

D. Năng lượng từ dầu mỏ.

Đáp án đúng là: C

Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều.

Câu 15. Rừng nguyên sinh có vai trò như thế nào ở châu Âu?

A. Bảo tồn đa dạng sinh học.

B. Lá chắn tự nhiên chống biến đổi khí hậu.

C. Bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí.

D. Cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp chế biến.

Đáp án đúng là: B

Những khu rừng nguyên sinh này có vai trò như lá chắn tự nhiên chống lại biến đổi khí hậu. (sgk trang 106)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 4: Khái quát về liên minh Châu Âu

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Đánh giá

0

0 đánh giá