Lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 3 từ đó học tốt môn Địa Lí 7.
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu
Video giải Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu - Kết nối tri thức
1. Vấn đề bảo vệ môi trường
Giải Địa lí 7 trang 105 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Vấn đề bảo vệ môi trường) và quan sát hình 1.
Trả lời:
Vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu:
* Bảo vệ môi trường không khí:
- Nguyên nhân ô nhiễm: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ.
- Giải pháp:
+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.
+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch.
+ Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố.
* Bảo vệ môi trường nước
- Nguyên nhân ô nhiễm: chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Giải pháp:
+ Tăng cường kiểm tra đầu ra nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ nông nghiệp.
+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
+ Kiểm soát, xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.
+ Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước,…
2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học) và quan sát hình 2.
Trả lời:
Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:
- Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.
- Để giữ gìn đa dạng sinh học, các quốc gia châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Giải Địa lí 7 trang 106 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu) và quan sát hình 3 SGK.
Trả lời:
Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).
- Biện pháp ứng phó:
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 106 Địa Lí 7: Hoàn thành bảng mẫu sau vào vở:
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CHÂU ÂU
Loại môi trường |
Biện pháp bảo vệ |
- Môi trường không khí - Môi trường nước |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu (Chú ý đến các biện pháp bảo vệ môi trường không khí và nước).
Trả lời:
Loại môi trường |
Biện pháp bảo vệ |
Môi trường không khí |
+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. + Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao. + Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch. + Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố. |
Môi trường nước |
+ Tăng cường kiểm tra đầu ra nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ nông nghiệp. + Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải ra môi trường. + Kiểm soát, xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển. + Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước,… |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu thông tin trên Internet.
Trả lời:
Ví dụ: Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Anh
- Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Anh:
+ Tài nguyên đất: Anh có khoảng 69% tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng các loại cây lúa mì, khoai tây, yến mạch, củ cải đường…).
+ Khoáng sản: Là quốc gia có nhiều khoáng sản, đặc biệt là các kim loại màu như thiếc và đồng,... Khoáng sản được sử dụng cho các ngành công nghiệp với mục đích phát triển kinh tế.
+ Tài nguyên tái tạo: Do nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trên thế giới ngày càng cao, việc kinh doanh sản xuất điện từ gió đang phát triển nhanh chóng tại Anh.
- Bảo vệ môi trường ở Anh:
Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 1. Vì vậy, từ những năm 1784 Anh đã phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, đến nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên bảo vệ môi trường là vấn đề được Anh quan tâm hàng đầu.
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu
1. Vấn đề bảo vệ môi trường
a) Bảo vệ môi trường không khí
- Nguyên nhân: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ
- Các biện pháp:
+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển
+ Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao như dầu mỏ, khí tự nhiên
+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch
+ Giảm xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên xe công cộng, xe đạp, đi bộ.
Người dân châu Âu sử dụng xe đạp để đi lại
b) Bảo vệ môi trường nước
- Nguyên nhân: các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Các biện pháp:
+ Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
+ Đảm bảo xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
+ Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển (vận tải, du lịch,…)
+ Nâng cao ý thức người dân
2. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
- Tình trạng: Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.
- Biện pháp:
+ Các nước châu Âu ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
+ Giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
3. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu
- Thực trạng: ảnh hưởng liên tiếp các hiện tượng thờit tiết cực đoan như: nắng nóng gây cháy rừng ở các quốc gia Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu…
Cháy rừng ở châu Âu
- Biện pháp:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng: có vai trò trong việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán.
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa, phát triển năng lương tái tạo thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, mặt trời..
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á
Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á