Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Sinh sản ở thực vật

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 24: Sinh sản ở thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 24: Sinh sản ở thực vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Sinh sản ở thực vật

I. Sinh sản vô tính ở thực vật

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

– Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, trong đó cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ. 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Sinh sản ở thực vật (ảnh 1)

– Ở một số thực vật, thể giao tử được hình thành từ bào tử đơn bội (n) và bào tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của thể bào tử (2n). Giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n) và phát triển thành thể bào tử. 

2. Phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng

– Giâm là hình thức tạo cây mới từ một đoạn thân hoặc cành bằng cách cắm một đầu của các đoạn thân, cành vào đất ẩm, đầu còn lại ở trên mặt đất cho đến khi đâm rễ, mọc chồi.

– Chiết là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành bằng cách bọc đất mùn quanh vị trí cành đã bóc lớp vỏ. Sau đó, cắt rời cành đã ra rễ đem trồng.

– Ghép là phương pháp sử dụng một đoạn thân, cành (cành ghép), chồi (mắt ghép) của cây này ghép vào thân hay gốc (gốc ghép) của một cây khác, sao cho bề mặt tiếp xúc áp thật sát vào nhau. Sau một thời gian, chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép. 

– Ghép cành có ưu điểm là tận dụng được những đặc điểm tốt của cả gốc ghép lẫn cành ghép.

– Nuôi cấy mô tế bào thực vật là kĩ thuật nuôi cấy dựa trên cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào. Các tế bào có thể được lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như rễ, thân, lá, đỉnh sinh trưởng,... 

– Con người ứng dụng sinh sản vô tính tạo ra được đời con với số lượng lớn, có đặc điểm di truyền ổn định. 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Sinh sản ở thực vật (ảnh 1)

– Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đã giúp sản xuất được số lượng lớn cây trồng mới, sạch bệnh, phục chế được các giống quý bị thoái hoá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

II. Sinh sản hữu tính ở thực vật

1. Cấu tạo chung của hoa

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Sinh sản ở thực vật (ảnh 1)

2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

– Hạt phấn (thể giao tử đực) được hình thành từ các tế bào mẹ (2n) trong bao phấn. 

– Qua giảm phân, mỗi tế bào mẹ tạo bốn bào tử đơn bội (n). Mỗi bào tử đơn bội nguyên phân một lần cho hai tế bào con được bao bọc bởi một thành dày chung tạo thành hạt phấn. 

– Do sự phân chia tế bào chất không đồng đều nên hai tế bào con có kích thước không bằng nhau, tế bào bé là tế bào sinh sản, còn tế bào lớn hơn là tế bào ống phấn.

– Túi phôi (thể giao tử cái) được hình thành từ tế bào mẹ (2n) của noãn. Qua giảm phân, hình thành bốn bào tử đơn bội (n)

– Trong túi phôi gồm ba tế bào đối cực, một tế bào nhân cực chứa hai nhân đơn bội, một tế bào trứng và hai tế bào kèm.

3. Thụ phấn và thụ tinh

– Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhuỵ của cùng một hoa hoặc của hoa khác. 

– Có hai hình thức thụ phấn: 

+ Tự thụ phấn (diễn ra trên cùng một cây) 

+ Thụ phấn chéo (diễn ra giữa các cây khác nhau).

– Quá trình thụ phấn ở thực vật có thể diễn ra nhờ gió, côn trùng (thụ phấn tự nhiên) hoặc nhờ con người (thụ phấn nhân tạo).

– Sau khi thụ phấn, nếu gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm thì hạt phấn sẽ nảy mầm. 

– Khi ống phấn kéo dài đến túi phôi, thông qua lỗ noãn, ống phấn đi vào túi phôi và giải phóng hai tinh tử. 

– Ở thực vật có hoa (thực vật Hạt kín), cùng lúc có hai giao tử đực tham gia thụ tinh, quá trình này được gọi là thụ tinh kép.

4. Sự hình thành hạt và quả

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt chứa phôi và nội nhũ. Nội nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây con.

Hạt được chia thành hạt có nội nhũ (ở cây Một lá mầm) và hạt không có nội nhũ (ở cây Hai lá mầm). Trong quá trình phát triển phôi của hạt cây Hai lá mầm, nội nhũ tiêu biến, chất dinh dưỡng trong nội nhũ được hấp thụ và dự trữ trong hai lá mầm.

Đồng thời với sự hình thành hạt, bầu nhuỵ phát triển dày lên tạo thành quả. Quả có vai trò chứa hạt, bảo vệ và phát tán hạt. Sau khi được hình thành, quả sinh trưởng, phát triển và chín. Khi quả chín, có sự biến đổi về màu sắc (chuyển từ màu xanh sang màu sắc đặc trưng), thay đổi độ cứng (quả mềm hơn), xuất hiện mùi vị và hương thơm đặc trưng.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24: Sinh sản ở thực vật

Câu 1 : Xét các đặc điểm sau:

1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

2. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh

3. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền

4. Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn

5. Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh

6. Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi

Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?

A. (1), (2), (3), (4) và (6)

B. (3) và (5)

C. (1) và (2)

D. (1), (2), (3), (4) và (5)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đặc điểm của sinh sản vô tính:

- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền

- Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn

- Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh

Câu 2 : Điều không đúng khi nói về quả là:

A. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành

B. quả không hạt đều là quá đơn tính

C. quả có vai trò bảo vệ hạt

D. quả có thể là phương tiện phát tán hạt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điều không đúng khi nói về quả là quả không hạt đều là quá đơn tính

Câu 3 : Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để:

A. Tập trung nước nuôi các cành ghé

B. Tránh gió mưa làm bay cành ghép

C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép

D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để: tập trung nước nuôi các cành ghép

Câu 4 : Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của

A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử

B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ

C. hai bộ NST  đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST  lưỡng bội

D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ

Câu 5 : Khi nói về giao tử đực ở thực vật có hoa, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

1. Từ tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành hạt phấn

2. Từ tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành túi phôi

3. Từ 1 tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành 8 hạt phấn

4. Từ một tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành 32 túi phôi

Mỗi thể giao tử đực có hai tế bào đơn bội

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi nói về giao tử đực ở thực vật có hoa, có 2 phát biểu đúng

Câu 6 : Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài

B. hạt phấn và nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây

C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài

D. hạt phấn và trứng của cùng hoa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài

Câu 7 : Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?

A. Toàn năng

B. Phân hóa

C. Chuyên hóa cao

D. Tự dưỡng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ tính toàn năng của tế bào thực vật

Câu 8 : Thụ phấn là quá trình:

A. Vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy

B. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng

C. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhụy

D. Hợp nhất giữa nhị và nhụy

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thụ phấn là quá trình: vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy

Câu 9 : Xét các ngành thực vật sau:

(1) Hạt trần

(2) Rêu

(3) Quyết

(4) Hạt kín

Sinh sản bằng bào tử có ở:

A. (1) và (2)      

B. (1) và  (4)

C. (2) và (3)      

D. (3) và (4)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sinh sản bằng bào tử có ở: rêu và quyết   

Câu 10 : Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp

A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới

B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới

C. có chọn lọc của  giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới

D. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá