Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “cô gái mở đường” được khắc hoạ trong khổ thơ đầu tiên

3.1 K

Với giải Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Ôn tập học kì 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Ôn tập học kì 2

Bài tập 1 trang 41, 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá

Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Đất nước mình nhân hậu

Lấy nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Khoảng trời, hố bom, in trong Giải Nhất văn chương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998, tr. 285 – 286)

Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “cô gái mở đường” được khắc hoạ trong khổ thơ đầu tiên?

Trả lời:

– Bài thơ bắt đầu bằng lời kể, tái hiện câu chuyện về cô gái mở đường với giọng điệu trang trọng gợi không khí thiêng liêng: Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường.

– Những từ ngữ, hình ảnh tái hiện hành động của cô gái mở đường: “để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ cho đoàn xe kịp giờ ra trận”, “em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa”... Cô gái mở đường “đánh lạc hướng thù, cứu được con đường nhưng cô đã hi sinh anh dũng khi “hứng lấy luồng bom”. Hành động đó thể hiện sự dũng cảm, quyết liệt của cô thanh niên xung phong trong bài thơ. Khi cần cứu con đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận, cô đã có một lựa chọn thật phi thường: nhận về mình luồng bom - nhận về cái chết để dành sự sống cho con đường hành quân của những người lính, những đoàn xe đang ra trận để giải phóng quê hương, đất nước.

- Ý nghĩa của hình tượng: “Em” trong bài thơ được nhắc đến như là một cô gái – một con người cụ thể, nhưng “em” cũng là hình tượng đại diện cho rất nhiều cô gái, nhiều nữ thanh niên xung phong đã “mở đường” trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước. Đó chính là những cô gái đã hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh cuộc sống của mình vì độc lập, tự do của đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá