So với cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1, cách phân tích bằng

387

Với giải Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Nhà văn và trang viết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài tập 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Trong ba bài thơ đến cho nhẹ nhõm trong sáng?) trong SGK (tr. 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: So với cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1, cách phân tích bằng chứng trong đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

Em tự đối chiếu cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 và bài tập 2, từ đó tìm ra sự khác biệt.

Lưu ý: Cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 thiên về giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, mô tả hình ảnh. Cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 2 thiên về gợi mở ý được nói đến trong câu thơ. Ngoài hai bằng chứng Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu được nhà thơ diễn giải, mô tả cụ thể, trong những câu thơ sau, Xuân Diệu không hình dung cụ thể vẻ đẹp của cảnh thu, mà chỉ gợi tình – ý được gửi gắm trong đó. Thêm nữa, việc phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 còn gắn với so sánh, liên tưởng, mở rộng. Nhưng việc phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 2 không có sự so sánh, liên tưởng, mở rộng như vậy.

Từ việc tìm ra các điểm khác biệt, em cần ý thức rằng, trong văn bản nghị luận văn học, tác giả có thể phân tích bằng chứng theo nhiều cách khác nhau Điều đó tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách phân tích, tiếp cận đối tượng, khiến bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn, thu hút độc giả.

Đánh giá

0

0 đánh giá