Trả lời Câu 3 trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập lớp 11 trang 103 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Ôn tập lớp 11 trang 103
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong phần đầu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:
- Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưu lắm, phải không?
- Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiểu không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?
Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?
Trả lời:
- Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe thấy trong các câu hỏi của Đức Giám mục cả câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Ví dụ: Trước câu hỏi “Có thể thôi à?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời cậu lên 6, 7 tuổi; giữa hai câu hỏi “Ai dạy Ông có hiển không?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời ông ngoại dạy (thánh thị) ...
“Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chứ bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?” “Con học theo thánh thi à? Ai dạy: Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào! Nhưng con nghịch lắm phải không?”
Điều này vừa làm tăng nhịp độ đối thoại vừa có tác dụng làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, đồng thời tạo bước chuyển hợp lí trong cách cư xử với mọi người của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Xem thêm lời giải Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống