Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 5 (Cánh diều 2024): Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ lớp 6.

Công nghệ lớp 6 Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

A. Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

• Nội dung chính

- Một số nhóm thực phẩm và nguồn cung cấp chính.

- Tính toán dinh dưỡng, chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

- Hình thành thói quen ăn, uống khoa học.

I. Các nhóm thực phẩm và nguồn cung cấp chính

- Là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản.

- Mỗi loại thực phẩm chứ nhiều loại chất dinh dưỡng, tỉ lệ khác nhau.

II. Vai trò của các chất dinh dưỡng chính đối với sức khỏe con người

- Tinh bột, đường:

+ Hỗ trợ sự phát triển của não và hệ thần kinh.

+ Điều hòa hoạt động của cơ thể.

- Chất béo:

+ Giúp hấp thu vitamin A, D, E, K.

+ Giúp phát triển tế bào não và hệ thần kinh.

- Chất đạm:

+ Nguyên liệu xây dựng tế bào.

+ Tăng sức đề kháng.

- Chất khoáng:

+ Hình thành, tăng trưởng và duy trì sự vững chắc của xương, răng,

+ Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa.

+ Duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

- Các vitamin:

+ Chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

+ Hình thành và duy trì hệ xương răng.

+ Chống nhiễm trùng, chống oxi hóa.

+ Tăng cường thị lực mắt.

III. Tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

1. Nguyên tắc xây dựng bữa ăn hợp lí

- Đủ năng lượng.

- Đủ và cân đối chất dinh dưỡng.

- Đa dạng thực phẩm.

- Phù hợp với điều kiện gia đình.

2. Tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

Các bước xây dựng một bữa ăn hợp lí:

- Bước 1: Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết.

- Bước 2: Lên thực đơn.

- Bước 3: Xác định nguyên liệu, số lượng làm món ăn.

- Bước 4: Tính giá trị bữa ăn để có điều chỉnh hợp lí.

                              

B. 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 5: Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng

Câu 1. Chất khoáng không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp hình thành, tăng trưởng và duy trì sự vững chắc của xương, răng.

B. Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa.

C. Duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

D. Điều hòa hoạt động của cơ thể.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: điều hòa hoạt động của cơ thể là vai trò của tinh bột, đường đối với cơ thể.

Câu 2. Vitamin không có vai trò nào sau đây?

A. Tham gia chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

B. Tăng cường thị lực của mắt.

C. Bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, chống oxi hóa.

D. Giúp phát triển các tế bào não và hệ thần kinh.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: Chất béo giúp phát triển các tế bào não và hệ thần kinh

Câu 3. Chất dinh dưỡng nào sau đây cung cấp năng lượng cho cơ thể?

A. Tinh bột, đường         

B. Chất béo

C. Chất đạm                   

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: Trong các chất dinh dưỡng chúng ta tìm hiểu, có Tinh bột, đường; chất béo; chất đạm cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây chưa đúng khi nói về bữa ăn hợp lí?

A. Đầy đủ năng lượng.

B. Đủ và cân đối chất dinh dưỡng.

C. Chỉ cần 1, 2 loại thực phẩm

D. Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: bữa ăn hợp lí phải đa dạng về thực phẩm.

Câu 5. Một bữa ăn hợp lí cần được xây dựng theo mấy bước?

A. 5               

B. 4

C. 3               

D. 2

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: các bước xây dựng một bữa ăn hợp lí gồm:

+ Bước 1: Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Bước 2: Lên thực đơn cho bữa ăn.

+ Bước 3: Xác định nguyên liệu, số lượng để làm các món ăn.

+ Bước 4: Tính giá thành cho bữa ăn để có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính.

Câu 6. Thực phẩm là gì?

A. Là sản phẩm mà con người ăn sống

B. Là sản phẩm mà con người uống ở dạng tươi sống

C. Là sản phẩm mà con người ăn đã qua sơ chế

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã được sơ chế, chế biến và bảo quản.

Câu 7. Mỗi loại thực phẩm thường chứa:

A. 1 loại chất dinh dưỡng             

B. 2 loại chất dinh dưỡng

C. Nhiều loại chất dinh dưỡng     

D. 3 loại chất dinh dưỡng

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Mỗi loại chất dinh dưỡng thường chứa nhiều loại chất dinh dưỡng với tỉ lệ khác nhau.

Câu 8. Trong chương trình các em học ở Bài 5, có mấy nhóm thực phẩm?

A. 1         

B. 2

C. 3         

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: các nhóm thực phẩm là:

+ Nhóm giàu tinh bột, đường.

+ Nhóm giàu chất đạm.

+ Nhóm giàu chất béo.

+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.

Câu 9. Trong các chất dinh dưỡng sau, chất dinh dưỡng nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?

A. Đường               

B. Đạm

C. Chất khoáng       

D. Chất béo

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: chất khoáng chỉ có vai trò sau:

+ Giúp hình thành, tăng trưởng và duy trì sự vững chắc của xương, răng.

+ Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa.

+ Duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Câu 10. Các em sẽ chọn ăn thêm thực phẩm nào nếu em có chiều cao thấp hơn so với lứa tuổi?

A. Giàu chất đạm           

B. Giàu chất béo

C. Giàu chất bột             

D. Giàu vitamin

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: vitamin D nhiều canxi cho xương chắc khoẻ.

Câu 11. Để xây dựng một bữa ăn hợp lí, chúng ta cần thực hiện bước nào đầu tiên?

A. Lên thực đơn cho bữa ăn

B. Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

C. Xác định nguyên liệu, số lượng để làm các món ăn.

D. Tính giá thành cho bữa ăn để có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: các bước xây dựng một bữa ăn hợp lí gồm:

+ Bước 1: Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Bước 2: Lên thực đơn cho bữa ăn.

+ Bước 3: Xác định nguyên liệu, số lượng để làm các món ăn.

+ Bước 4: Tính giá thành cho bữa ăn để có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính.

Câu 12. Để xây dựng một bữa ăn hợp lí, chúng ta thực hiện bước nào sau cùng?

A. Lên thực đơn cho bữa ăn

B. Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

C. Tính giá thành cho bữa ăn để có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính.

D. Xác định nguyên liệu, số lượng để làm các món ăn.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: các bước xây dựng một bữa ăn hợp lí gồm:

+ Bước 1: Xác định các nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn theo khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Bước 2: Lên thực đơn cho bữa ăn.

+ Bước 3: Xác định nguyên liệu, số lượng để làm các món ăn.

+ Bước 4: Tính giá thành cho bữa ăn để có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính.

Câu 13. Khi xây dựng một bữa ăn hợp lí, cần xác định mấy nhóm thực phẩm cần thiết?

A. 4             

B. 1

C. 2             

D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: Cần đủ 4 nhóm thực phẩm, đó là:

+ Nhóm giàu tinh bột, đường.

+ Nhóm giàu chất béo.

+ Nhóm giàu chất đạm.

+ Nhóm giàu chất khoáng và vitamin

Câu 14. Chất béo giúp cơ thể hấp thu loại vitamin nào sau đây?

A. Vitamin A               

B. Vitamin D

C. Vitamin E               

D. Vitamin A, D, E.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: chất béo giúp cơ thể hấp thu các vitamin A, D, E và cả vitamin K.

Câu 15. Chất đạm có vai trò gì đối với con người?

A. Là nguyên liệu xây dựng tế bào.

B. Tăng sức đề kháng

C. Là nguyên liệu xây dựng tế bào và tăng sức đề kháng.

D. Duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Chất khoáng có vai trò duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
 
Đánh giá

0

0 đánh giá