Sách bài tập GDCD 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Xác định mục tiêu cá nhân

2.4 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Câu 1 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em hãy phân loại các mục tiêu cá nhân dưới đây theo các lĩnh vực và theo thời gian.

a) Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

b) Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.

c) Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

d) Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.

e) Mùa đông này, anh S sẽ quyên góp hai thùng quần áo ấm cho trẻ em nghèo.

Trả lời:

Trường hợp

Phân loại mục tiêu

Theo lĩnh vực

Theo thời gian

a) Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

Mục tiêu

phát triển bản thân

Mục tiêu

dài hạn

b) Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.

Mục tiêu

sức khoẻ

Mục tiêu

ngắn hạn

c) Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Mục tiêu

học tập

Mục tiêu

ngắn hạn

d) Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.

Mục tiêu

nghề nghiệp

Mục tiêu

dài hạn

e) Mùa đông này, anh S sẽ quyên góp hai thùng quần áo ấm cho trẻ em nghèo.

Mục tiêu

cống hiến xã hội

Mục tiêu

ngắn hạn

Câu 2 trang 24 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì càng có khả năng đạt được cao hơn.

b) Ghi nhớ mục tiêu ở trong đầu thì tốt hơn là viết ra giấy.

c) Bên cạnh mục tiêu về học tập và phát triển bản thân thì mục tiêu tài chính, mục tiêu cống hiến xã hội, mục tiêu gia đình, sức khoẻ cũng là những mục tiêu quan trọng và cần thiết đối với học sinh.

d) Chỉ cần đặt mục tiêu rõ ràng là đủ, thời hạn không quan trọng, lúc nào đạt được mục tiêu cũng được.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì:

+ Đặt mục tiêu như vậy là phù hợp theo nguyên tắc S.M.A.R.T;

+ Mục tiêu rõ ràng, cụ thể, chi tiết thì sẽ dễ dàng lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện, cũng như điều chỉnh nếu cần thiết. Khi có mục tiêu rõ ràng như vậy cũng chứng tỏ người đặt mục tiêu biết rõ mình muốn gì và đi tới đâu, chính vì vậy khả năng đạt được mục tiêu sẽ cao hơn là có mục tiêu không rõ ràng, chung chung.

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: khi viết mục tiêu ra giấy sẽ:

+ Nhìn thấy mục tiêu một cách rõ ràng trước mắt;

+ Nhắc nhở bản thân và khẳng định quyết tâm hơn;

+ Ghi nhớ trong đầu có thể sẽ quên hoặc nhầm lẫn.

- Ý kiến c) Đồng tình, vì: việc học là quan trọng nhưng không phải là hoạt động duy nhất trong cuộc sống. Để có một cuộc sống cân bằng và ý nghĩa cần cả mục tiêu học tập, mục tiêu tài chính, mục tiêu cống hiến xã hội, mục tiêu gia đình, sức khoẻ.

- Ý kiến d) Không đồng tình, vì: việc đặt ra thời hạn rất quan trọng, nếu không sẽ không biết khi nào mới đạt được mục tiêu, cũng không thể kiểm tra, đánh giá và thay đổi khi cần thiết.

Câu 3 trang 25 sách bài tập GDCD 8: Những mục tiêu dưới đây có đúng theo nguyên tắc S.M.A.R.T không? Nếu không, em hãy viết lại cho đúng và giúp các bạn lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó theo các bước đã học.

a) Mục tiêu của bạn T là đạt kết quả tốt trong kì kiểm tra sức khoẻ hằng năm.

b) Hmong muốn năm nay sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn năm trước.

c) Năm học này, M muốn học thật tốt môn Ngữ văn.

Trả lời:

- Nhận xét: Mục tiêu của các bạn không đúng theo nguyên tắc S.M.A.R.T.

- Viết lại:

a) Mục tiêu của bạn T là đạt kết quả tốt trong kì kiểm tra sức khoẻ hằng năm với chỉ số cân nặng phù hợp (ví dụ: 55 kg).

b) H mong muốn năm nay 1 nay sẽ tiết kiệm được 1.000.000 đồng.

c) Năm học này, M muốn học thật tốt môn Ngữ văn với điểm tổng kết là 8,0.

Câu 4 trang 26 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với bạn nào dưới đây? Giải thích vì sao.

a) G không bao giờ lập mục tiêu vì cho rằng khi dự định làm một điều gì đó, nên im lặng mà làm chứ không nên nói ra, không nên viết mục tiêu bởi bạn sợ “nói trước bước không qua.

b) N cho rằng chỉ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, dán khẩu hiệu ở góc học tập là đủ, làm đến đâu hay đến đấy, không cần lập kế hoạch vì như vậy sẽ linh hoạt và chủ động hơn.

Trả lời:

- Trường hợp a) Không đồng tình với G. Khi muốn làm một việc gì đó, việc đặt mục tiêu sẽ giúp cho ta tập trung hơn, biết rõ và ghi nhớ điều mình mong muốn. Từ đó có cơ sở cho việc lập kế hoạch, hành động mỗi ngày để hướng đến mục tiêu. Như vậy, khả năng đạt được mục tiêu sẽ cao hơn chứ không phải là “nói trước bước không qua.

- Trường hợp b) Không đồng tình với N. Việc đặt mục tiêu rõ ràng và dán khẩu hiệu ở góc đi học tập là chưa đủ, cần có một kế hoạch với danh sách các việc cần làm, thời hạn cụ thể thì mới có thể theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. Nhờ đó, khi nhìn lại, nếu cần điều chỉnh gì thì cũng thấy rõ cần điều chỉnh ở đi đâu và như thế nào, vừa đảm bảo việc linh hoạt, vừa dễ theo dõi.

Câu 5 trang 26 sách bài tập GDCD 8: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi:

Hai bạn D và Y thảo luận, D cho rằng nhiệm vụ của học sinh là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học, ngoài ra còn cần có những mục tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như sức khoẻ, tài chính,...

Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến của bạn Y vì học tập là việc quan trọng của học sinh đến nhưng học tập cũng cần có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, phù hợp với mục đích sống và khả năng hiện tại của học sinh. Bên cạnh đó, cuộc sống của học sinh không phải chỉ xoay quanh việc học. Ngoài mục tiêu liên quan đến việc học tập thì mục tiêu về sức khoẻ, gia đình, bạn bè,... cũng rất cần thiết để có một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc.

Câu 6 trang 27 sách bài tập GDCD 8: Mục tiêu cá nhân quan trọng nhất em muốn đạt được trong vòng một năm tới là gì? Em hãy vận dụng cách đặt mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu. Sau đó, hãy thiết kế mục tiêu và kế hoạch thành một tấm poster để nhắc nhở mình hành động mỗi ngày hướng đến mục tiêu đã định.

Trả lời:

(*) Mục tiêu: Đạt giải nhất kì thì học sinh giỏi cấp thành phố trong năm học tới.

(*) Poster:

Mục tiêu cá nhân quan trọng nhất em muốn đạt được trong vòng một năm tới là gì?

Câu 7 trang 27 sách bài tập GDCD 8: Em hãy sưu tầm câu chuyện về một người thành công mà em ngưỡng mộ. Người đó đã đặt ra cho mình những mục tiêu nào? Quá trình thực hiện của họ ra sao? Em học hỏi được gì cho bản thân và sẽ áp dụng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của mình?

Trả lời:

Câu chuyện về Howard Schultz - Nhà sáng lập và người đứng đầu của Starbucks Corporation.

Howard Schultz là một người thành công mà em ngưỡng mộ. Ông đã đặt ra cho mình những mục tiêu lớn lao trong việc xây dựng Starbucks từ một quán cafe nhỏ thành một trong những tập đoàn cà phê lớn nhất trên thế giới.

Mục tiêu chính của Schultz là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm cà phê tốt nhất. Ông muốn tạo ra không gian thoải mái, năng động và tận hưởng trong mỗi cửa hàng Starbucks. Đồng thời, Schultz cũng coi trọng việc xây dựng quan hệ với cộng đồng và các nhà cung cấp cà phê, đảm bảo rằng sản phẩm của Starbucks được sản xuất và tiêu thụ theo cách bền vững và trách nhiệm.

Quá trình thực hiện của Schultz không phải là một con đường trải hoa hồng. Ông đã phải đối mặt với nhiều thử thách và thất bại. Sau khi rời khỏi Starbucks vào năm 1985, Schultz đã lập nên chuỗi cửa hàng cà phê riêng của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian, ông nhận ra rằng không thể truyền tải được thông điệp của mình và mang lại sự thành công lớn như Starbucks. Vì vậy, ông đã quay trở lại Starbucks và mua lại công ty này vào năm 1987.

Từ đây, Schultz bắt đầu tiến hành chương trình tái cơ cấu công ty. Ông tập trung vào việc xây dựng lòng tin với nhân viên và khách hàng. Schultz hy vọng rằng nhân viên sẽ trở thành "đại sứ" của Starbucks và phục vụ khách hàng với sự đam mê và tận tụy. Ông cũng thúc đẩy việc tạo ra các chương trình giáo dục và phúc lợi cho nhân viên, để họ cảm thấy có một mục tiêu chung và phát triển cá nhân.

Từ câu chuyện này, em học được rất nhiều điều:

+ Đầu tiên, một mục tiêu lớn và rõ ràng là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công. Howard Schultz đã đặt một mục tiêu cao cả và liên tục làm việc để thực hiện nó.

+ Thứ hai, lòng đam mê và cam kết của ông đối với sản phẩm và khách hàng đã giúp ông tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ. Em nhận thấy rằng việc mang đến giá trị cho người khác là một yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc sống.

Em sẽ áp dụng những bài học này vào cuộc sống hằng ngày của mình. Em sẽ đặt ra những mục tiêu cá nhân cụ thể, luôn giữ lòng đam mê và nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó..

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lý thuyết GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân

- Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định

- Mục tiêu cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, giúp mỗi người đạt được những kết quả cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Điều này không chỉ mang lại niềm vui, sự hài lòng mà còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, cống hiến cho xã hội và đạt được những ước mơ của mình.

- Phân loại mục tiêu cá nhân: 

+ Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo lĩnh vực: phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khoẻ, học tập, tài chính, cống hiến xã hội,…

+ Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Xác định mục tiêu cá nhân (ảnh 1)

2. Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân 

- Để xác định mục tiêu cá nhân, chúng ta cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt đến bản thân. Việc này giúp chúng ta tìm được động lực để hoàn thiện bản thân và đạt được những mục đích cao đẹp.

- Để đặt ra mục tiêu cá nhân, chúng ta cần tập trung vào những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, đạt được, có liên quan và có thời hạn xác định.

- Việc xác định mục tiêu cá nhân cũng giúp chúng ta hưởng đến những mục đích cao đẹp hơn, như chia sẻ và cống hiến cho xã hội, giúp đỡ những người khó khăn hơn, cải thiện môi trường sống 

3. Cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch mục tiêu cá nhân

- Để xác định mục tiêu cá nhân, trước tiên bạn cần phải biết rõ mục đích của mình, điều gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống, và những điều quan trọng nhất đối với bạn. 

- Xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn xác định.

- Việc liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu và ưu tiên công việc cần thực hiện trước là hai bước quan trọng trong việc xác định mục tiêu cá nhân. 

- Đặt ra những mục tiêu cụ thể và chia nhỏ chúng thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng đạt được. 

- Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu và đánh giá thường xuyên quá trình thực hiện mục tiêu của mình để điều chỉnh cách thức thực hiện. 

Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân

- Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu. 

- Ưu tiên công việc cần thực hiện trước. 

- Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. 

- Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.

- Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi. 

- Cam kết thực hiện kế hoạch.

Đánh giá

0

0 đánh giá