Sách bài tập Địa lí 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thuỷ văn Việt Nam

3.5 K

Với giải sách bài tập Địa lí 8 Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 8 Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam

Câu 1 trang 22 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng

a) trang 22 SBT Địa Lí 8: Nước ta có bao nhiêu con sông?

A. 1 969 con sông có chiều dài trên 100 km.

B. 3 260 con sông có chiều dài trên 10 km.

C. 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km.

D. 2 360 con sông có chiều dài trên 100 km.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

b) trang 22 SBT Địa Lí 8: Sông ngòi nước ta chảy theo các hướng chính:

A. Hướng tây bắc - đông nam, tây - đông và hướng vòng cung.

B. Hướng đông bắc - tây nam, tây - đông và hướng vòng cung.

C. Hướng tây bắc - đông nam, tây - đông.

D. Hướng tây bắc - đông nam, bắc - nam và hướng vòng cung.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

c) trang 22 SBT Địa Lí 8: Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta là:

A. Phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 80 - 90% tổng lượng nước cả năm.

B. Phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.

C. Phân theo mùa: mùa lũ và mùa cạn, trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 60 - 70% tổng lượng nước cả năm.

D. Phân bố đều trong cả năm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 22 SBT Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng về đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?

a) Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ dòng chảy của sông phân hai mùa rõ rệt.

b) Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, chế độ dòng chảy của sông ổn định quanh năm.

c) Sông ngòi ít nước, ít phù sa.

d) Sông ngòi nhiều nước, có lượng phù sa lớn.

Trả lời:

- Câu đúng là: a), d)

- Câu sai là: b), c)

Câu 3 trang 23 SBT Địa Lí 8: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm sông ngòi nước ta.

2 360 con sông         sông nhỏ        rộng khắp      dày đặc          dồi dào

Nước ta có mạng lưới sông ngòi (1).............. phân bố (2)………..trên đất liền. Do có nguồn cung cấp nước (3)................. nên Việt Nam có tới (4).......................... chiều dài trên 10 km. Sông ở nước ta chủ yếu là (5)...................

Trả lời:

Nước ta có mạng lưới sông ngòi (1) dày đặc phân bố (2) rộng khắp trên đất liền. Do có nguồn cung cấp nước (3) dồi dào nên Việt Nam có tới (4) 2 360 con sông chiều dài trên 10 km. Sông ở nước ta chủ yếu là (5) sông nhỏ

Câu 4 trang 23 SBT Địa Lí 8: Dựa vào hình 6.1 trang 120 SGK, hãy:

- Kể tên chín lưu vực sông lớn ở nước ta.

- Kể tên hai lưu vực sông chiếm diện tích lớn nhất.

Trả lời:

- 9 lưu vực sông lớn ở nước ta: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Mê Công.

- Hai lưu vực sông chiếm diện tích lớn nhất: lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Hồng.

Câu 5 trang 23 SBT Địa Lí 8: Dựa vào biểu đồ dưới đây, hãy nhận xét vai trò của lượng mưa đối với lưu lượng nước sông; xác định thời gian mùa cạn, mùa lũ tại trạm thuỷ văn Sơn Tây (sông Hồng).

Dựa vào biểu đồ dưới đây hãy nhận xét vai trò của lượng mưa

Trả lời:

- Vai trò: nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi.

- Thời gian mùa cạn: từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau.

- Thời gian mùa lũ: từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10

Câu 6 trang 24 SBT Địa Lí 8: Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa cho phù hợp về đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước ở ba hệ thống sông lớn.

Ghép các ô bên trái và bên phải với ô ở giữa cho phù hợp về đặc điểm

Trả lời:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-a), c), e)

2 – a), d), i)

3- b), g), h)

Câu 7 trang 24 SBT Địa Lí 8: Dựa vào hình bên và hiểu biết của bản thân, hãy giải thích vì sao sông ngòi Trung Bộ ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, lũ lên rất nhanh và đột ngột.

Dựa vào hình bên và hiểu biết của bản thân hãy giải thích

Trả lời:

- Giải thích:

+ Ở vùng Trung Bộ, do địa hình hẹp ngang, đồi núi ăn sát ra biển nên sông ngòi thường nhỏ, ngắn và dốc.

+ Vào các tháng mùa mưa, với cường độ mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn nên tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn, lũ tập trung lên rất nhanh và đột ngột.

Câu 8 trang 25 SBT Địa Lí 8: Cho biết thời gian mùa lũ, mùa cạn của ba hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn, Mê Công, theo bảng mẫu dưới đây:

Hệ thống sông

Chế độ nước

Hồng

Thu Bồn

Mê Công

Thời gian mùa lũ

     

Thời gian mùa cạn

     

Trả lời:

Hệ thống sông

Chế độ nước

Hồng

Thu Bồn

Mê Công

Thời gian mùa lũ

Tháng 6 - tháng 10

Tháng 9 - tháng 12

Tháng 7 - tháng 11

Thời gian mùa cạn

Tháng 11 - tháng 5 năm sau

Tháng 1 - tháng 8

Tháng 12 - tháng 6 năm sau

Câu 9 trang 25 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng

a) trang 25 SBT Địa Lí 8: Hồ là nguồn cung cấp nước cho

A. nông nghiệp và công nghiệp.

B. công nghiệp và dịch vụ.

C. dịch vụ và sinh hoạt

D. sản xuất và sinh hoạt.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

b) trang 25 SBT Địa Lí 8: Đối với nông nghiệp, các hồ, đầm nước ngọt có các giá trị:

A. nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.

B. địa bàn để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

C. nguồn cung cấp nước cho trồng trọt.

D. nguồn cung cấp nước cho chăn nuôi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

c) trang 25 SBT Địa Lí 8: Đối với dịch vụ, các hồ, đầm có giá trị đối với

A. giao thông, du lịch.

B. trồng trọt, chăn nuôi.

C. trữ nước cho nhà máy thuỷ điện, cho nông nghiệp.

D. phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 10 trang 25 SBT Địa Lí 8: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về đặc điểm hồ, đầm nước ta.

hồ nhân tạo               lượng mưa lớn          sản xuất và sinh hoạt

có khả năng chứa nước                   hồ, đầm tự nhiên

Do có (1)………………... và nhiều vùng trũng (2) ..................…  nên Việt Nam có nhiều (3).. ………… Ngoài ra, nước ta còn có nhiều (4)…………... (hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện, hồ điều hoà,...). Hồ, đầm có vai trò quan trọng rò quan trọng đối với (5)………………. ở nước ta.

Trả lời:

Do có (1) lượng mưa lớn và nhiều vùng trũng (2) có khả năng chứa nước nên Việt Nam có nhiều (3) hồ, đầm tự nhiên. Ngoài ra, nước ta còn có nhiều (4) hồ nhân tạo (hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện, hồ điều hoà,...). Hồ, đầm có vai trò quan trọng rò quan trọng đối với (5) sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

Câu 11 trang 26 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau về vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em.

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau về vai trò của nước ngầm đối với sản xuất

Trả lời:

Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau về vai trò của nước ngầm đối với sản xuất

Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lý lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam

Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 6: Thủy văn Việt Nam

1. Sông ngòi

a) Đặc điểm chung

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, gồm 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km.

- Sông ngòi chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.

- Nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m’/năm) và lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

b) Một số hệ thống sông lớn

- Hệ thống sông Hồng: 

Hệ thống sông lớn thứ hai ở Việt Nam, có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô, tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, chế độ nước có hai mùa, dễ gây lũ lụt.

- Hệ thống sông Mê Công: 

Mê Công là hệ thống sông lớn chảy qua 6 quốc gia, trong đó Việt Nam có phần lưu vực dài hơn 230 km. Có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pốk, và hai chi lưu lớn là sông Tiền và sông Hậu. 

- Chế độ nước sông:

Chế độ nước có hai mùa: mùa lũ chiếm 80% tổng lượng nước cả năm từ tháng 7 đến tháng 11, mùa cạn chỉ chiếm 20% từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Mạng lưới sông dạng lông chim được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia), giúp nước lên và xuống chậm vào mùa lũ.

2. Hồ, đầm

Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt.

-  Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Hồ, đầm nước ngọt cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Công nghiệp: Hồ thuỷ điện trữ nước cho nhà máy thuỷ điện, cung cấp nước cho các ngành công nghiệp khác.

+ Dịch vụ: Hồ, đầm với giá trị về giao thông và du lịch.

- Đối với sinh hoạt: Nguồn dự trữ nước ngọt lớn, đảm bảo an ninh nguồn nước.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 6 (Kết nối tri thức): Thủy văn Việt Nam (ảnh 1)

3. Nước ngầm

Nước ngầm phong phú, phân bố khắp cả nước, đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt.

- Đối với sản xuất:

+ Nông nghiệp: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vùng khan hiếm nước mặt.

+ Công nghiệp: Sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, như chế biến thực phẩm, sản xuất giấy.

+ Dịch vụ: Khai thác để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

- Đối với sinh hoạt: Là nguồn nước quan trọng phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá