Lý thuyết GDCD 8 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Phòng, chống bạo lực gia đình

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. Bạo lực gia đinh - các hình thức và hậu quả

Bạo lực gia đình có thể nhận dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên các hình thức phổ biến nhất bao gồm:

- Bạo lực thể chất: đây là loại bạo lực thể hiện qua hành động ngược đãi, đánh đập, hay gây thương tích cho các thành viên trong gia đình. Bạo lực thể chất gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của những người bị tấn công.

- Bạo lực tinh thần: đây là loại bạo lực được thể hiện thông qua những lời nói, hành động, hoặc thái độ gây tổn thương tới danh dự, tâm lý và tình cảm của thành viên trong gia đình. Bạo lực tinh thần có thể gây ra hậu quả nặng nề đến sự tự ti, trầm cảm, và bệnh tâm lý cho những người bị ảnh hưởng.

- Bạo lực kinh tế: loại bạo lực này xảy ra khi một người trong gia đình sử dụng quyền lực của mình để cưỡng đoạt quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình. Điều này có thể bao gồm sự xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản, hay sự kiểm soát chặt chẽ quyền tự do lao động của các thành viên khác trong gia đình.

- Bạo lực tình dục: loại bạo lực này được định nghĩa là bất kỳ hành vi tình dục nào mà một người trong gia đình bắt buộc hoặc cưỡng ép người khác phải tham gia vào. Điều này có thể bao gồm cưỡng hiếp, sự tấn công tình dục, hoặc thậm chí cưỡng ép người khác để sinh con.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Phòng, chống bạo lực gia đình (ảnh 1)

2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc và trật tự xã hội. Nó không chỉ làm tổn thương về thân thể, thậm chí gây tử vong, mà còn làm tổn thương tinh thần đối với những người bị bạo lực. 

- Bạo lực gia đình còn gây ra những hậu quả kéo dài về tâm lý, đặc biệt là ảnh hưởng đến tình cảm và sự phát triển của trẻ em trong gia đình.

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, Nhà nước đã quy định một số văn bản luật như: 

+ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em. 

+ các văn bản này giúp cho việc đối phó và xử lý các trường hợp bạo lực gia đình trở nên hiệu quả hơn.

- Việc phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. 

- Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội để tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức và nhận biết về vấn đề này, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu bạo lực gia đình và bảo vệ quyền lợi của những người bị bạo lực.

3. Cách phòng, chống bạo lực gia đình

- Bạo lực gia đình gây ra những tác hại nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội. Nó có thể gây ra vết thương, thậm chí dẫn đến tử vong và làm tổn thương tinh thần cho những người bị bạo lực. 

- Để ngăn chặn và phòng tránh bạo lực gia đình, luật phòng và chống bạo lực gia đình cùng một số văn bản luật khác đã được quy định bởi Nhà nước, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành, vv.

- Để phòng tránh bạo lực gia đình, cần tôn trọng, bình đẳng và yêu thương các thành viên trong gia đình. Hãy kiềm chế cảm xúc tiêu cực và nếu có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, hãy rời khỏi đó và nhờ người đáng tin cậy can thiệp. 

- Sau khi xảy ra bạo lực gia đình, cần thông báo cho người thân hoặc những người đáng tin cậy và nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở y tế hoặc từ vấn tâm lý để xử lý hậu quả. Không nên giấu giếm hoặc bao che cho đối phương và không tự ý giải quyết vấn đề bằng những cách tiêu cực.

- Cần phê phán và đấu tranh chống lại những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe tinh thần của mọi người.

Sơ đồ tư duy Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết GDCD 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Phòng, chống bạo lực gia đình (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được giải quyết như thế nào?

A. Thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

B. Thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo

C. Đáp án a, b đúng

D. Đáp án a,b sai

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nếu xét thấy đủ điều kiện, cơ quan tố tục có thẩm quyền ra quyết định áp dụng áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian chậm nhất 12 giờ. 

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ gì?

A. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

B. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia cho bất cứ ai có yêu cầu.

C. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Chủ tịch UBND xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra .

D. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Công an xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra .

Đáp án đúng: A

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

A. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư

B. Bị phạt 200.000 đồng

C. Đáp án a, b đúng

D. Đáp án a, b sai

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Theo khoản 1, Điều 17 của Luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nếu thời gian giữa hai lần thực hiện hành vi bạo lực không quá 12 tháng sẽ bị góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Luật này được áp dụng đối với người từ 16 tuổi trở lên.

Câu 4: Câu nào sau đây là chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam năm 2012?

A. Hãy để tình yêu thương sưởi ấm mỗi gia đình.

B. Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, gia đình hạnh phúc.

C. Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực.

D. “Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại". 

Đáp án đúng: D

Giải thích:

“Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại" Đó là một trong những nội dung chính được Ban Bí thư Trung ương Đảng khẳng định và kết luận trong Văn bản số 26-TB/TW về việc "Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các đối tượng nào?

A. Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật

B. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người nghèo

C. Phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, người cao tuổi

D. Người cao tuổi, trẻ em bị tàn tật, người nghèo

Đáp án đúng: A

Câu 6: Anh (chị) hãy cho biết biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện những hành vi nào?

A. Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào... bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân

B. Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân

C. Đáp án a, b đúng

D. Đáp án a, b sai

Đáp án đúng: C

Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có đủ các điều kiện nào?

A. Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

B Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

C Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

D. Tất cả các điều kiện trên.

Đáp án đúng: D

Câu 8: Anh (chị) hãy cho biết hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình được xác định khi có một trong những căn cứ nào?

A. Có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra

B. Có dấu vết thương tích trên cơ thể nạn nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường hoặc có dấu hiệu rõ ràng về hoảng loạn tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình

C. Có chứng cứ chứng minh có sự đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình

D. Cả ba căn cứ trên đều đúng.

Đáp án đúng: D

Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã phải ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoản thời gian nào khi nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra?

A. Không quá 05 ngày

B. Không quá 04 ngày

C. Không quá 03 ngày

D. Không quá 02 ngày

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Theo Khoản 2, Điều 20 của Luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Khi nhận được đơn khiếu nại, yêu cầu áp dụng các biện pháp tại nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra. Nếu xét thấy đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian chậm nhất 12 giờ. Quyết định cấm tiếp xúc của chủ Chủ tịch UBND cấp xã được áp dụng trong thời hạn không quá 3 ngày. 

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách gì?

A. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được thưởng một khoản tiền tương ứng

B. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được chính quyền địa phương tặng giấy khen

C. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Theo khoản 5, Điều 6 của Luật Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết Bài 9: Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá