Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Câu 1 trang 5 sách bài tập GDCD 8: Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu dưới đây:
A. gia đình này sang gia đình khác
B. dòng họ này sang dòng họ khác.
C. dân tộc này sang dân tộc khác.
D. thế hệ này sang thế hệ khác.
Trả lời:
Chọn đáp án D
A. Kiên cường chống giặc ngoại xâm.
B. Luôn đổi mới theo thời đại.
C. Loại trừ văn hoá của các dân tộc khác.
D. Dựa dẫm và phụ thuộc vào dân tộc khác.
Trả lời:
Chọn đáp án B
A. sâu đậm hơn.
B. tăng trưởng hơn.
C. được củng cố.
D. giữ vị trí thống trị.
Trả lời:
Chọn đáp án A
A. Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương.
B. Sùng bái văn hoá của các dân tộc khác.
C. Coi nhẹ các hoạt động lao động chân tay.
D. Chỉ quan tâm lợi ích của chính mình.
Trả lời:
Chọn đáp án A
A. Nâng cao vị thế cá nhân.
B. Đoàn kết cùng phát triển.
C. Tôn trọng kỉ cương, nghi lễ.
D. Kế thừa truyền thống của dân tộc.
Trả lời:
Chọn đáp án D
Trả lời:
- Hình ảnh 1: thể hiện thống yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
- Hình ảnh 2: thể hiện truyền thống cần cù lao động.
- Hình ảnh 3: thể hiện truyền thống hiếu học.
- Hình ảnh 4: thể hiện truyền thống nhân ái, yêu thương con người.
Câu 3 trang 6 sách bài tập GDCD 8:Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và cho biết:
a) Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
b) Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ múc nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
c) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d) Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
e) Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
g) Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
Trả lời:
Tên truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện trong câu ca dao, tục ngữ
- Câu ca dao a) Truyền thống uống nước nhớ nguồn
- Câu ca dao b) Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm
- Câu tục ngữ c) Truyền thống đoàn kết
- Câu ca dao d) Truyền thống nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Câu ca dao e) Truyền thống hiếu thảo
- Câu ca dao g) Truyền thống tôn sư trọng đạo
a) Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
b) Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ múc nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
c) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d) Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
e) Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
g) Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
Trả lời:
Giá trị của các truyền thống:
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
a) Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
b) Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ múc nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
c) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d) Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
e) Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
g) Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
Trả lời:
Em tự hào nhất về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Vì: lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thành công của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lí của Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo nên truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà - làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lí, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tên truyền thống |
Biểu hiện niềm tự hào về truyền thống |
Trả lời:
Tên truyền thống |
Biểu hiện niềm tự hào về truyền thống |
Yêu nước |
- Luôn nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
Đoàn kết |
- Nhân dân cả nước đồng lòng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc. - Nhân dân cả nước chung tay góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. |
Lao động cần cù, sáng tạo |
- Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. - Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. |
Tương thân tương ái |
- Giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác. - Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa. |
Hiếu học |
- Không ngừng tích lũy, học hỏi, vượt qua khó khăn để có được kiến thức |
- Hà: Bây giờ có phải thời chiến tranh đâu mà cô giáo yêu cầu bọn mình viết ra những việc cần làm để thể hiện lòng yêu nước nhỉ?
- Vân: Đâu phải cứ có chiến tranh thì mới có cơ hội thể hiện lòng yêu nước. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước như học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.
- Mạnh: Anh trai tớ bảo, lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó với công việc đó hay làm giàu chính đáng cũng là yêu nước.
- Hà: Anh của cậu nói không đúng, vì đó là việc làm cho bản thân mình chứ không phải cho đất nước nên không thể hiện lòng yêu nước.
Vân: Tớ đồng ý với anh của Mạnh, vì đó là không chỉ là thể hiện lòng yêu nước mà còn là cách giữ gìn và phát huy truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ nữa. Có những việc tưởng nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không huỷ diệt muông thú cũng đều là yêu nước.
Trả lời:
- Đồng tình với suy nghĩ của bạn Mạnh và bạn Vân, vì: truyền thống yêu nước được biểu hiện thông qua nhiều hành động cụ thể, như:
+ Nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân, trở thành một công dân có ích cho xã hội, đất nước, sống có hoài bão, ước mơ, ý chí quyết tâm học hỏi vươn lên.
+ Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh ta và những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
+ Tìm hiểu, trân trọng và truyền đạt những nét văn hóa dân tộc, lịch sử của nước ta.
+ Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
Trả lời:
Tên truyền thống |
Những việc đã làm tốt |
Những việc làm chưa tốt/ chưa làm được và cách khắc phục |
1. Hiếu thảo |
- Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ. - Quan tâm, chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ. |
- Đôi khi còn lười biếng, ỷ lại vào ông bà, bố mẹ. => Khắc phục: dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. |
2. Hiếu học |
- Tích cực, tự giác trong học tập. - Tập trung chú ý nghe thầy cô giáo giảng. - Luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. |
- Thụ động, chưa chịu tìm tòi, học hỏi kiến thức mới. => Khắc phục: xác định mục tiêu học tập đúng đắn; nỗ lực, kiên trì và tích cực hơn nữa trong học tập. |
3. Lao động cần cù, sáng tạo |
- Luôn suy nghĩ, timg tòi các phương pháp học tập mới. |
- Chưa tự giác học tập. => Khắc phục: xác định mục tiêu học tập đúng đắn; nỗ lực, kiên trì và tích cực hơn nữa trong học tập. |
4. Tôn sư trọng đạo |
- Tôn trọng thầy cô giáo - Hăng say, chăm chỉ học tập |
|
5. Yêu thương con người |
- Giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác. |
Câu 7 trang 9 sách bài tập GDCD 8: Đọc câu chuyện
1. Vua Lê Hiến Tông và bát canh cua của thầy
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.
Vua Lê Hiến Tông (1461 - 1504) là vị vua thứ sáu nhà Hậu Lê, tại ngôi năm 1497 - 1504. Vua có tên huý Lê Tranh, còn có tên khác là Huy. Người đời truyền tụng Hiến Tông là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà.
Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng Châu Khê, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy. Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo rồi ôn tồn nói với mọi người đi theo: “Hôm nay trẫm về đây để thăm thầy chứ không phải vi hành, công cán, vì vậy cho phép các khanh về nghỉ ở công quán”. Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình. Nhà vua đặc biệt thưởng thức món canh cua quê kiểng, bất giác nói: “Thầy cho con ăn một bát canh này thật là niềm hạnh phúc. Hương vị của đồng quê nhà ít có thức ăn nào sánh tày, quả là ngon”.
Trả lời:
Hành động của vua Lê Hiến Tông thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
Trả lời:
Những biểu hiện cụ thể:
+ Trong chuyến về thăm thầy cũ, đến cổng làng, nhà vua ra lệnh dừng kiệu và bước xuống đầu đường rẽ vào nhà thầy.
+ Vua chỉ chọn 2 đến 3 cận thần cùng một vị quan sở tại tháp tùng vào nhà thầy giáo.
+ Nhà vua đi bộ vào nhà thầy, cùng với cụ Nguyên Bảo thưởng thức chén trà hương, ăn bữa cơm quê gia đình.
2. Hai bàn tay
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có.
Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm,... Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,... và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.
Trả lời:
Trong câu chuyện, Bác Hồ giữ gìn và phát huy các truyền thống: yêu nước; lao động cần cù, sáng tạo,… của dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
+ Việc giữ gìn và phát huy những truyền thống của dân tộc đã giúp Bác củng cố thêm niềm tin và ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
+ Bài học rút ra: luôn giữ gìn và phát huy các truyền thống của dân tộc.
Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm trên? Vì sao?
Trả lời:
- Đồng tình với quan điểm trên, vì: truyền thống yêu nước được biểu hiện thông qua nhiều hành động cụ thể, như:
+ Nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân, trở thành một công dân có ích cho xã hội, đất nước, sống có hoài bão, ước mơ, ý chí quyết tâm học hỏi vươn lên.
+ Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh ta và những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
+ Tìm hiểu, trân trọng và truyền đạt những nét văn hóa dân tộc, lịch sử của nước ta.
+ Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người.
Em hãy viết một đoạn ngắn để bày tỏ quan điểm của mình về suy nghĩ của bạn H.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ những ngày khai thiên lập địa cho đến ngày nay, có biết bao nhiêu người dân, anh hùng đã hi sinh thân mình để đóng góp xây dựng đất nước. Để có được cuộc sống trong thời bình, nhận được sự chở che, yên ấm của Đảng và nhà nước thì chúng ta đã phải trải qua rất nhiều mất mát. Chính vì lẽ đó, những thế hệ sau luôn được dạy dỗ cần tỏ lòng biết ơn đến những người mẹ việt nam anh hùng, đến những người lính cách mạng, đến gia đình bố mẹ của ta. Những ngày kỉ niệm như 27/7 là Ngày thương binh liệt sỹ hàng năm là một dịp quan trọng để ta hướng đến những giây phút mặc niệm về công ơn gây dựng của những người anh hùng ấy.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
Biện pháp |
Giải thích lý do đề xuất |
1. Tổ chức các cuộc thi và chương trình tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống |
Các cuộc thi và chương trình văn hóa có thể giúp tạo động lực cho cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Chính quyền địa phương có thể tổ chức các cuộc thi về nghệ thuật, văn hóa, ẩm thực và thủ công mỹ nghệ để khuyến khích cộng đồng tham gia và phát triển bản sắc văn hóa. |
2. Xây dựng các chương trình giáo dục văn hóa |
Giáo dục là một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Chính quyền địa phương có thể xây dựng các chương trình giáo dục về văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa địa phương để truyền đạt các giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ. |
3. Thực hiện các hoạt động xã hội hóa văn hóa |
Các hoạt động xã hội hóa văn hóa có thể giúp đưa bản sắc văn hóa dân tộc vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Chính quyền địa phương có thể thúc đẩy các hoạt động như xây dựng các khu vực văn hóa, khu du lịch văn hóa và trung tâm mua sắm để giới thiệu và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. |
Nếu là A, em sẽ thuyết phục G và các bạn trong nhóm như thế nào?
Trả lời:
- Nếu là A, em sẽ giải thích để G và các bạn trong nhóm hiểu: chúng ta cần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc vì điều này sẽ đem đến nhiều ý nghĩa quan trọng, như:
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
Em có đồng tình với ý kiến của các bạn học sinh lớp 8A1 không? Vì sao?
Trả lời:
- Đồng tình với ý kiến của các bạn học sinh lớp 8A1, vì: sự ra đời của cây ATM gạo là một sáng kiến rất độc đáo, thiết thực, kết nối các tấm lòng thiện nguyện với nhau để từ đó giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn phần nào vơi bớt khó khăn trước ảnh hưởng của dịch Covid-19
- Tên truyền thống, những biểu hiện cụ thể của truyền thống.
- Những giá trị mà truyền thống đã mang lại.
- Việc giữ gìn, phát huy truyền thống đó hiện nay như thế nào?
- Em đã làm gì để thể hiện niềm tự hào về truyền thống đó?
Trả lời:
- Tên truyền thống: hiếu thảo
- Biểu hiện:
+ Con cháu biết nghe lời và tôn trọng lời dạy của cha mẹ, ông bà;
+ Tôn vinh và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, giúp đỡ và chăm sóc cho người già, và duy trì tình cảm và quan hệ tốt đẹp với gia đình.
- Những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống hiếu thảo:
+ Luôn kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
+ Yêu thương và giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của bản thân, ví dụ: dọn dẹp nhà cửa; giặt quần áo, rửa bát, nấu bữa cơm đơn giản, chăm sóc em,..
+ Thường xuyên hỏi thăm, quan tâm đến sức khỏe của ông bà, cha mẹ
+ Cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.
+ Tôn trọng, lắng nghe những lời khuyên, sự định hướng của ông bà, cha mẹ.
+ Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những khó khăn với ông bà, cha mẹ,
+ …
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Lý thuyết GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam sở hữu một loạt các giá trị truyền thống tuyệt vời, bao gồm sự yêu nước và kiên cường, lòng đoàn kết và nhân nghĩa, sự yêu chuộng hoà bình, cần cù và sáng tạo để vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển, cùng với tôn trọng giáo dục và lòng hiếu học.
Những giá trị này không chỉ tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc, mà còn là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, đó cũng là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt và có ích hơn cho cộng đồng và xã hội.
2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tình cảm tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc luôn rễ sâu trong lòng người Việt Nam, thể hiện qua những lời nói, hành động, thái độ và cảm xúc. Tính tự hào này được phản ánh trên các lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, chẳng hạn như sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tích cực và sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng, tôn trọng và bảo vệ các di sản và giá trị văn hoá của dân tộc, hợp tác và đoàn kết với nhau trong cuộc sống, và nhiều hơn thế nữa.
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam
Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi người cần có ý thức và hành động cụ thể như:
- Tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động, đoàn kết với mọi người và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, khuyến khích bạn bè và người thân tham gia vào các hoạt động cộng đồng, quảng bá các giá trị văn hoá và lịch sử của dân tộc.
- Ngoài ra, cần phê phán và đấu tranh chống lại những hành động gây tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của cả xã hội.