Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà
A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà
1. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi.
- Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời phát sáng, còn các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó.
Ví dụ: Chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời là 365 ngày, chu kì Hỏa tinh quay quanh Mặt Trời là 686 ngày.
2. Ngân hà
- Trong ngân hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.
B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà
Câu 1: Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là
A. sao đôi
B. sao chổi
C. sao băng
D. sao siêu mới
Lời giải
Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là sao băng.
Chọn đáp án C
Câu 2: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh
B. Hải Vương tinh
C. Thiên Vương tinh
D. Hỏa tinh
Lời giải
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
Chọn đáp án A
Câu 3: Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy:
A. Mặt Trời
B. Mặt Trăng
C. Hỏa tinh
D. Ngân Hà
Lời giải
Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy dải Ngân Hà màu sáng bạc vắt ngang bầu trời.
Chọn đáp án D
Câu 4: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?
A. Kim tinh
B. Mộc tinh
C. Hải Vương tinh
D. Thiên Vương tinh
Lời giải
Hải Vương tinh ở xa Mặt Trời nhất nên có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất.
Chọn đáp án C
Câu 5: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:
A. tròn
B. elip
C. không xác định
D. tất cả đều đúng
Lời giải
Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng elip.
Chọn đáp án B
Câu 6: Ánh sáng từ các vệ tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Vệ tinh tự phát ra ánh sáng
B. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời
C. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Thiên Hà
D. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà
Lời giải
Ánh sáng từ các vệ tinh mà ta nhìn thấy được do vệ tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
Chọn đáp án B
Câu 7: Trái Đất đứng thứ mấy trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa.
Chọn đáp án C
Câu 8: Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo
A. thẳng
B. rất dẹt
C. cong
D. tròn
Lời giải
Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo rất dẹt
Chọn đáp án B
Câu 9: Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?
A. Mặt Trời mọc
B. Mặt Trăng
C. Mây
D. Các thiên thể trên bầu trời
Lời giải
Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm các thiên thể trên bầu trời.
Chọn đáp án D
Câu 10: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:
A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.
B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.
C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.
D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.
Lời giải
Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.
Chọn đáp án D
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 32: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời
Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng