SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 35 (Cánh diều): Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

1.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

Bài 35.1 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do

A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà.

B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.

C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà.

D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà.

Lời giải:

Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Chọn đáp án B

Bài 35.2 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Thủy Tinh.

C. Kim Tinh.

D. Hỏa Tinh.

Lời giải:

Đáp án: A

Trái Đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 35.3 trang 85 sách bài tập KHTN 6: Trong các vật sau đây, vật nào là vật phát sáng? Em hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

Dựa theo kiến thức bài học, ta có:

- Ngân Hà có rất nhiều sao, Mặt Trời là một ngôi sao.

- Hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời

Nên các vật là vật phát sáng là: Mặt Trời, Ngân Hà và Sao Thiên Lang.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 35.4 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Em hãy ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được những phát biểu đúng.

Cột A

 

Cột B

1. Ngân Hà

 

A. bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh và là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.

2. Mặt Trời

 

B. là một trong những hành tinh có vành đai.

3. Hệ Mặt Trời

 

C. là hành tinh gần Mặt Trời nhất.

4. Mộc Tinh

 

D. là một tập hợp gồm rất nhiều ngôi sao.

5. Thủy Tinh

 

E. là một ngôi sao có kích thước trung bình trong Ngân Hà.

 

Lời giải:

1 – D

Ngân Hà là một tập hợp gồm rất nhiều ngôi sao.

2 – E

Mặt Trời là một ngôi sao có kích thước trung bình trong Ngân Hà.

3 – A

Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh và là một phần rất nhỏ của Ngân Hà.

4 – B

Mộc Tinh là một trong những hành tinh có vành đai.

5 – C

Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất.

Bài 35.5 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Dưới đây là tên của tám hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Mộc Tinh          - Thiên Vương Tinh         - Hải Vương Tinh           - Trái Đất

- Hỏa Tinh            - Thổ Tinh                      - Thủy Tinh                    - Kim Tinh

a. Hãy cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

b. Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

- Mộc Tinh          - Thiên Vương Tinh         - Hải Vương Tinh           - Trái Đất

- Hỏa Tinh            - Thổ Tinh                      - Thủy Tinh                    - Kim Tinh

a. Hãy cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

b. Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Lời giải:

a. Thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa là:

Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.

b. Vì càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Nên những hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Trái Đất phải ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

Do đó, chỉ có hai hành tinh là Thủy Tinh và Kim Tinh có chu kì quay nhỏ hơn chu kì quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Bài 35.6 trang 86 sách bài tập KHTN 6: Bảng sau đây cho biết đường kính, tỉ số khối lượng so với Trái Đất, khoảng cách gần đúng đến Mặt Trời và chu kì quay xung quanh trục của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Hành tinh

Đường kính (km)

Tỉ số khối lượng so với Trái Đất

Khoảng cách gần đúng đến Mặt Trời

(triệu km)

Chu kì quay xung quanh trục

Ngày

Giờ

Phút

Thủy Tinh

4878

0,056

58

58

15

30

Kim Tinh

12100

0,82

108

243

0

0

Trái Đất

12756

1

150

 

23

56

Hỏa Tinh

6793

0,107

228

 

24

37

Mộc Tinh

142880

318

778

 

9

50

Thổ Tinh

120000

95

1427

 

10

14

Thiên Vương Tinh

50800

14,5

2871

 

17

14

Hải Vương Tinh

48600

17

4497

 

16

17

(Nguồn: Peter D Riley 2011, Cambridge Checkpoint Science Student’s Book 1, Hodder Education, trang 243).

a. Em hãy cho biết hành tinh nào có cả kích thước và khối lượng gần nhất với kích thước và khối lượng của Trái Đất?

b. Khoảng thời gian để hành tinh quay hết một vòng xung quanh trục của nó là một ngày đêm. Em hãy cho biết hành tinh nào có độ dài ngày đêm là nhỏ nhất. Nếu sống trên hành tinh này, em sẽ ở trường trong bao nhiêu giờ? Cho rằng thời gian em ở trường vào khoảng 1/4 ngày đêm.

Lời giải:

a. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, Kim Tinh là hành tinh có kích thước và khối lượng gần nhất với Trái Đất.

b. Dựa vào số liệu của chu kì quay xung quanh trục ta thấy, Mộc Tinh có chu kì ngắn nhất nên thời gian ngày đêm trên hành tinh này là nhỏ nhất.

Đổi 9 giờ 50 phút = 9,833 giờ

Nếu sống trên Mộc Tinh, chúng ta sẽ ở trường với thời gian là:

9,833 : 4 = 2,458 giờ = 2 giờ 27 phút 30 giây

Lý thuyết Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà

1. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi.

- Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời phát sáng, còn các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà | Cánh diều

- Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó.

Ví dụ: Chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời là 365 ngày, chu kì Hỏa tinh quay quanh Mặt Trời là 686 ngày.

2. Ngân hà

- Trong ngân hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Hệ Mặt Trời và ngân hà | Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá