Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học - Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

3.1 K

Với Soạn bài Phần thứ nhất: Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học

I. Tìm hiểu cách đọc về một tác giả văn học

Văn bản 1: Sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu (theo Nguyễn Văn Long)

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 62 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Từ văn bản trên, bạn hãy tóm tắt sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu trong hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng 8 dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Giai đoạn sáng tác

Tác phẩm

Thể loại

Năm sáng tác

Ý nghĩa của tác phẩm đối với các nhà thơ/ thời đại

Trước Cách mạng tháng Tám

Thơ thơ

Thơ

1938

Thơ

1945

Sau Cách mạng tháng Tám

Ngọn quốc kì

Thơ

1945

Trả lời:

Giai đoạn sáng tác

Tác phẩm

Thể loại

Năm sáng tác

Ý nghĩa của tác phẩm đối với các nhà thơ/ thời đại

Trước Cách mạng tháng Tám

Thơ thơ

Thơ

1938

- Có tiếng vang trong tầng lớp thanh niên thành thị.

- Đem đến cho thơ ca lãng mạn đương thời tiếng nói mới.

- Xuân Diệu được gọi là “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Gửi hương cho gió

Thơ

1945

Thể hiện cái rạo rực tha thiết của tập thơ đầu, nhưng đã nhuốm vị đắng cay và nỗi cô đơn rợn ngợp = > Có tính kế thừa và đổi mới.

Sau Cách mạng tháng Tám

Ngọn quốc kì

Thơ

1945

Tráng khúc nồng nhiệt ngợi ca lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chế độ mới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng.

Hội nghị non sông

Thơ

1946

Bài thơ dài ca ngợi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định ý chí thống nhất, độc lập của dân tộc.

Dưới sao vàng

Thơ

1949

Tiếp tục mạch thơ sôi nổi, lãng mạn hồi đầu cách mạng.

Mẹ con

Thơ

1953

Thể hiện đề tài mới của Xuân Diệu: cuộc sống lao khổ và sức mạnh vùng dậy của gia cấp nông dân.

Ngôi sao

Thơ

1954

Riêng chung

Thơ

1960

Đánh dấu sự thay đổi về bút pháp của nhà thơ.

Mũi Cà Mau – Cầm tay

Thơ

1962

- Thể hiện nỗ lực bám sát đời sống của Xuân Diệu, cho thấy thể nghiệm thơ ca mới của ông: mô tả con người lao động và khung cảnh lao động hùng tráng ở nhiều miền đất nước.

- Góp phần thúc đẩy phương hướng tăng cường chất liệu hiện thực cho thơ giai đoạn này.

Một khối hồng

Thơ

1964

Hai đợt sóng

Thơ

1967

Tôi giàu đôi mắt

Thơ

1970

Hồn tôi đôi cánh

Thơ

1976

Thanh ca

Thơ

1982

Câu hỏi 2 (trang 62 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Qua văn bản, bạn có nhận xét gì về những đóng góp của Xuân Diệu đối với nền văn học và với xã hội qua các giai đoạn sáng tác.

Trả lời:

Giai đoạn sáng tác

Đóng góp của Xuân Diệu với nền văn học và với dân tộc

Trước Cách mạng tháng Tám.

- Góp phần thể hiện tiếng lòng của tầng lớp thanh niên thành thị đương thời.

- Đóng góp cách tân về giá trị nội dung và nghệ thuật cho phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung: một cảm xúc mới, dào dạt, sôi nổi, trẻ trung; quan niệm nhân sinh mới mẻ; cái tôi tìm nguồn cảm hứng ở cuộc đời trần thế, khát khao tận hưởng hạnh phúc, tình yêu, giao cảm với cuộc đời, thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân của thời đại.

Sau Cách mạng tháng Tám

- Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng và kháng chiến của dân tộc.

- Nói lên tiếng lòng, ca ngợi sức mạnh vùng dậy của giai cấp nông dân

lao khổ.

- Ca ngợi con người lao động trong công cuộc xây dựng miền Bắc và chống Mỹ cứu nước.

- Cách tân thơ ca với quan niệm “mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ vào cuộc sống”, thúc đẩy phương hướng tăng cường chất hiện thực cho tho trong giai đoạn này.

Câu hỏi 3 (trang 62 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Theo bạn, tác giả bài viết đã phải thực hiện những thao tác nào để tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu?

Trả lời:

- Tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu.

- Thống kê các tác phẩm theo năm sáng tác, theo từng giai đoạn sáng tác của Xuân Diệu, đánh giá ý nghĩa của tác phẩm đối với nhà thơ, với thời đại.

- Khái quát những đóng góp của nhà thơ với xã hội theo từng giai đoạn sáng tác cũng như toàn bộ sự nghiệp văn học.

Văn bản 2: Một số đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào thơ mới (theo Lê Quang Hưng)

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 64 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Từ nội dung văn bản (trích), bạn hãy tóm tắt một số đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Một số đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới

Nhà thơ của trần gian và hiện tại

- Ngay từ khi viết Lời tựa cho tập Thơ thơ đầu tay của Xuân Diệu, Thế Lữ đã chỉ ra rất đúng “con người ấy”: Xuân Diệu là một người của đời, một người giữa loài người.

- Trong lúc các thi sĩ Thơ mới mỗi người tìm một ngả đường trốn chạy khác nhau khỏi chợ đời, kịch đời, thì Xuân Diệu chủ trương chẳng thoát li đi đâu cả mà đứng vững trên cõi trần này, bám chặt lấy phút giấy hiện tại mình đang được sống để hưởng hạnh phúc.

Thi sĩ của Xuân và Tình

Đề tài mùa xuân

- Mùa xuân qua đôi mắt xanh non, tâm hồn rạo rực của Xuân Diệu là thời điểm thế giới thiện nhiên trẻ trung, tươi thắm phát lộ.

- Làm nên cái “mới nhất” của Xuân Diệu có lẽ là cảm xúc ái ân […] Cái ái tình muôn hình vạn trạng quả là nguồn thơ lớn nhất tưới mát tâm hồn đem lại nhiều hạnh phúc cho hầu hết thi sĩ Thơ mới lãng mạn.

Đề tài

tình yêu

- Xem tình yêu và tuổi trẻ là phần ngon nhất của cuộc đời, Xuân Diệu thấy ở đây dồn kết ý nghĩa của cuộc sống, hạnh phúc trên cõi trần gian.

- Với Xuân Diệu, yêu là một hành động sống, là cách để làm rộn ràng ấm nóng lên cái cuộc đời đìu hiu như dặm khách này, khi yêu con người ta được sống nhất, được là người nhất.

Câu hỏi 2 (trang 65 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trong bài viết, tác giả so sánh đặc điểm thơ Xuân Diệu với sáng tác của các nhà Thơ mới khác, với thơ cổ điển nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- So sánh Xuân Diệu với các nhà Thơ mới khác để thấy: trong khi các nhà Thơ mới thoát ly thực tại, Xuân Diệu tìm kiếm đề tài và cảm hứng ngay trên chính cuộc sống nơi trần thế, đề cao sự giao hoà giữa con người và vạn vật đề tài tình yêu của Xuân Diệu có ý nghĩa rộng lớn hơn, không chỉ là tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu sự sống.

- So sánh với thơ cổ điển để thấy: nếu thơ cổ điển đi vào những ước lệ khuôn sáo, Xuân Diệu có những cách diễn đạt mới mẻ, sinh động, thể hiện trọn vẹn và chân thực sức sống tràn trề, thịnh đạt của cuộc sống.

Câu hỏi 3 (trang 65 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Theo bạn, để khái quát những đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu như trong bài viết, tác giả đã thực hiện những thao tác nào?

Trả lời:

- Đọc các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu.

- Nhận ra những nét riêng đặc trưng xuyên suốt trong các tác phẩm đó.

- So sánh với những tác giả, tác phẩm khác để thấy được nét độc đáo trong sáng tác của Xuân Diệu.

II. Những lưu ý khi đọc hiểu tác giả văn học

1. Khái niệm sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả

– Sự nghiệp văn chương: những thành tựu trong quá trình sáng tác của một tác giả được đánh dấu bằng những tác phẩm có giá trị về nội dung và hình thức nghệ thuật, có đóng góp cho sự phát triển của lịch sử, xã hội và cho nền văn học. Để xác định sự nghiệp văn chương của một tác giả, ta cần quan tâm đến các tác phẩm tiêu biểu, có giá trị theo các thời kì, giai đoạn sáng tác của tác giả; chỉ ra giá trị của các tác phẩm ấy với xã hội, với nền văn học.

– Phong cách nghệ thuật: sự tổng hoà những dấu ấn riêng trong sáng tác của một tác giả (cái nhìn có tính phát hiện đối với hiện thực và đề tài, hệ thống hình tượng đặc trưng giọng điệu riêng, những nét riêng trong ngôn từ nghệ thuật, các thủ pháp đặc trưng...), được lặp lại một cách hệ thống trong sự nghiệp văn chương của tác giả ấy. Để xác định phong cách nghệ thuật của một tác giả, ta căn cứ vào:

1) Những yếu tố riêng biệt, làm nên dấu ấn đặc trưng của tác giả khi so sánh với các tác giả khác.

2) Những yếu tố lặp lại có tính quy luật, xuyên suốt sự nghiệp văn chương của tác giả.

2. Một số yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học

2.1. Yêu cầu chung

Khi tìm hiểu về một tác giả văn học, bạn cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Chọn được tác giả phù hợp, có tầm, có phong cách nghệ thuật độc đáo và sự nghiệp văn chương nổi bật.

Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu về tác giả là những tác phẩm tiêu biểu. Khi tìm hiểu về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả, cần lưu ý đến cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm tiêu biểu.

– Tránh đồng nhất đời tư của tác giả với hình ảnh tác giả trong các tác phẩm. Các dữ kiện về cuộc đời, thời đại, hoàn cảnh sáng tác có thể là căn cứ để giải mã tác phẩm, từ đó giúp tìm hiểu về tác giả văn học, nhưng các dữ kiện ấy không đồng nhất với những gì được viết trong tác phẩm.

- Kết quả tìm hiểu về sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng sườn bài, sơ đồ tư duy, đồ hoạ thông tin (infographic),...

2.2. Quy trình, cách thức đọc hiểu một tác giả

a. Xác định đề tài cần tìm hiểu

- Việc tìm hiểu sẽ thú vị hơn nếu bạn chọn tác giả mình yêu thích, có hứng thú. Tuy vậy, bạn cần lưu ý: để có được một sự nghiệp văn chương nổi bật, tác giả cần có những tác phẩm có giá trị cao, có đóng góp đáng kể cho xã hội, cho nền văn học. Để hình thành một phong cách nghệ thuật rõ rệt, tác giả cần có những nét đặc sắc được lặp lại có tính hệ thống trong sự nghiệp sáng tác của bản thân. Do vậy, bên cạnh yếu tố sở thích, bạn cần cân nhắc đến tầm vóc của tác giả để chọn được đề tài phù hợp. Bạn có thể chọn những tác gia của các nền văn học, các thời kì văn học, đã được thời gian kiểm chứng và giới nghiên cứu thừa nhận, hoặc cũng có thể chọn những tác giả đương đại có bề dày sáng tác, có sự ghi nhận của giới chuyên môn, ghi dấu ấn các giải thưởng văn học trong nước và quốc tế.

- Với những tác gia của Việt Nam và thế giới có sự nghiệp văn chương đồ sộ, bạn có thể thu hẹp đề tài để tìm hiểu. Chẳng hạn: tìm hiểu sự nghiệp văn chương và trong một thời kì, một giai đoạn sáng tác; trong phong cách nghệ thuật của tác giả đề tài, thể loại cụ thể...

Sau đây là một số đề tài gợi ý:

– Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách truyện ngắn Nam Cao trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

– Tìm hiểu những đóng góp và phong cách Nguyễn Khuyến trong các bài thơ viết về quê hương, làng cảnh Việt Nam.

- Tìm hiểu những đóng góp và phong cách truyện ngắn trào phúng của A. Sê-khốp (A. Chekhov).

b. Thu thập tư liệu

Sau khi đã xác định được đề tài cần tìm hiểu, bạn tiến hành thu thập tư liệu. Có hai nhóm tư liệu bạn cần thu thập và xử lí:

1) Các tư liệu viết về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, đặc điểm phong cách của tác giả cần tìm hiểu. Bạn có thể tìm các bài nghiên cứu, bài báo, bài phỏng vấn trên các tuyển tập văn học, tạp chí khoa học, các trang web uy tín...; lập danh mục tài liệu tham khảo theo mẫu sau (làm vào vở):

STT

Tên tài liệu

Tác giả, năm xuất bản, đơn vị xuất bản

Thông tin đáng lưu ý về

sự nghiệp văn chương, đặc điểm phong cách tác giả

1

2

2) Các tác phẩm tiêu biểu của tác giả cần tìm hiểu. Bạn cần lên danh mục các tác phẩm tiêu biểu theo trình tự năm sáng tác, sau đó tìm đọc. Có thể thực hiện theo mẫu sau (làm vào vở):

STT

Tên tài liệu

Năm xuất bản

Thông tin đáng lưu ý về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

(nếu có)

1

2

3

c. Đọc và xử lí tư liệu

– Với các tư liệu viết về tác giả, bạn đọc và ghi chú lại những thông tin quan trọng, chú ý trả lời các câu hỏi sau:

1) Những đặc điểm nào về cuộc đời, thời đại đã tác động đến việc sáng tác văn chương của tác giả?

2) Sự nghiệp văn chương của tác giả chia làm mấy giai đoạn? Sự nghiệp đó có đặc điểm gì?

3) Những đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật của tác giả là gì?

4) Những tác phẩm nào là quan trọng với sự nghiệp văn chương của tác giả, thể

hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của tác giả?

Với các tác phẩm tiêu biểu, bạn đọc các tác phẩm theo trình tự năm sáng tác và ghi lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung dựa trên mẫu sau:

Phiếu đọc tác phẩm

Tác giả cần tìm hiểu: …

STT

Tên tác phẩm

Năm sáng tác

Những nét đặc sắc về nội dung

Những nét đặc sắc về nghệ thuật

1

2

3

4

d. Tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của tác giả

- Từ những tư liệu đã đọc và xử lí, bạn phác thảo về sự nghiệp văn chương của tác giả, chú ý từng giai đoạn sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, ý nghĩa của tác phẩm với bản thân tác giả, với xã hội và nền văn học. Bạn có thể thực hiện dựa trên gợi ý sau:

Giai đoạn

Tác phẩm tiêu biểu

Thể loại

Năm sáng tác

Ý nghĩa với tác giả

Ý nghĩa với xã hội với nền văn học

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Dựa vào bảng đã lập, bạn nhận xét, khái quát về những đóng góp và đặc điểm sáng tác của tác giả theo từng giai đoạn trong sự nghiệp văn chương dựa vào các

câu hỏi sau:

1) ở từng giai đoạn sáng tác, tác giả đã có đóng góp gì về nội dung tư tưởng và biện pháp nghệ thuật thông qua các tác phẩm tiêu biểu?

2) Các đóng góp ấy có ý nghĩa gì với xã hội và với nền văn học? van hoc?

e. Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của tác giả

Dựa vào phiếu đọc tác phẩm đã thực hiện, bạn xác định các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật được lặp lại trong các tác phẩm tiêu biểu, từ đó khái quát lên các đặc điểm phong cách của tác giả.

Với mỗi đặc điểm khái quát được, bạn so sánh với tác phẩm của các tác giả khác để làm bật lên nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật. Khi thực hiện so sánh, bạn cần chú ý xác định tiêu chí so sánh, chẳng hạn: so sánh các tác giả viết cùng để tài so sánh các tác giả cùng trào lưu, cùng dòng văn học; so sánh các tác giả sử dụng cùng một loại thủ pháp nghệ thuật....

Thao tác xác định đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

Ví dụ: Khi đọc các truyện ngắn viết về người nông dân của Nam Cao trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám như: Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mỡ,... người đọc nhận ra đặc điểm lặp lại có tính quy luật là hình tượng người nông dân trong trạng thái tha hoá, đánh mất nhân tính hoặc trên bờ vực đánh mất nhân tính. Khi so sánh Nam Cao với các nhà văn hiện thực đi trước cũng viết về đề tài người nông dân như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, ta nhận ra chủ đề sự tha hoá là nét độc đáo và sâu sắc của Nam Cao khi khám phá hiện thực. Nếu các nhà văn đi trước chủ yếu khai thác tấn bi kịch bị bần cùng hoá của người nông dân, từ đó tố cáo các thế lực cường hào ác bá đã đẩy họ vào bước đường cùng, thì Nam Cao đi sâu hơn vào bi kịch tinh thần của người nông dân – tấn bi kịch của những thân phận sinh ra là người nhưng không được thừa nhận quyền làm người, hoặc phải sống trong sự khinh bỉ, đánh mất tự trọng, hoặc phải chọn cái chết đau đón, tức tuổi để bảo toàn nhân tính. Từ đó, ta kết luận: việc khai thác đề tài người nông dân ở khía cạnh sự tha hoá chính là một đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

III. Thực hành

Bài tập 1 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tóm tắt quy trình, cách thức đọc hiểu một tác giả dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình, cách thức độc hiểu một tác giả

Thao tác cần làm

Lưu ý

Xác định đề tài cần tìm hiểu

Thu thập tư liệu

Trả lời:

Quy trình, cách thức độc hiểu một tác giả

Thao tác cần làm

Lưu ý

Xác định đề tài cần tìm hiểu

- Lựa chọn tác giả có những nét đặc sắc.

- Lựa chọn tác phẩm nổi bật.

 

- Chọn tác giả mình yêu thích, có hứng thú.

- Chọn những tác phẩm có giá trị cao, có đóng góp cho xã hội, cho nền văn học.

Thu thập tư liệu

- Các tư liệu viết về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, đặc điểm phong cách của tác giả cần tìm hiểu.

- Tìm hiểu về các tác phẩm tiêu biểu của tác giả.

- Có thể tìm hiểu các bài nghiên cứu, bài báo… lập danh mục tài liệu tham khảo.

- Các tác phẩm tiểu biểu cần lên danh mục các tác phẩm theo trình tự năm sáng tác.

Đọc và xử lí tư liệu

- Với các tư liệu viết về tác giả, bạn đọc và ghi chú ghi lại những thông tin quan trọng.

+ Những đặc điểm về cuộc đời, thời đại tác động đến sáng tác của tác giả.

+ Sự nghiệp văn chương của tác giả chia làm mấy giai đoạn. Sự nghiêp đó có đặc điểm gì.

+ Những điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật của tác giả.

+ Những tác phẩm quan trọng với sự nghiệp văn chương của tác giả.

- Với các tác phẩm tiêu biểu, đọc theo trình tự năm sáng tác và ghi lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung.

Bài tập 2 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Chọn một tác giả phù hợp để:

a. Thu thập tư liệu viết về tác giả, lập danh mục các tác phẩm tiêu biểu của tác giả.

b. Lập bảng phác thảo sự nghiệp văn chương của tác giả.

c. Vẽ sơ đồ thể hiện các đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả.

Trả lời:

Tham khảo

a.

* Thu thập về tư liệu về tác giả Xuân Diệu.

- Danh mục các tác phẩm tiêu biểu:

+ Thơ thơ (46 bài)

+ Gửi hương cho gió (51 bài)

+ Ngôi sao (1954, 41 bài)

+ Hội nghị non sông (1946)

+ Riêng chung (1960 ,49 bài)

+ Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962)

+ Một khối hồng (1964)

+ Tôi giàu đôi mắt (1970)

+ Thanh ca (1982)

+ …

b.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Xuân Diệu

* Phong cách sáng tác

 - Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

* Di sản văn học

Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

* Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

 - Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).

c.

* Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám:

- Hai tập thơ đầu tay là thơ thơ và gửi hương cho gió đã đem lại cho nền văn học nước nhà một đóng góp vô giá cho cuộc cách mạng thơ ca giai đoạn 1930-1945, thể hiện nhiều sự cách tân táo bạo. Tiếp thu phần tích cực của thơ tượng trưng Pháp với lí tưởng thẩm mĩ tiến bộ: Lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, thơ Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống biểu hiện ước lệ, phi ngã câu thơ cũ, ông mạnh giản đề xướng “cái tôi” say đắm, chân thành, khao khát sống, khao khát yêu thương.

- Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau.

+ Là 1 nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích, đôi khi theo ảo tưởng.

+ Thực tế cuộc đời không đáp ứng được ước mơ cảu người nghệ sĩ nên Xuân Diệu cảm thấy vỡ mộng, bất lực và rơi vào “cái tôi cô đơn” của chính mình.

* Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám:

- Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới. Hai trường ca Ngọn quốc kì và Hội nghị non sông mang giọng điểu sở thi, hùng tráng chứa chan niềm tin yêu vào cuộc sống mới của đất nước, của dân tộc. Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nổ lực muốn hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước.

- Xuân Diệu làm việc với 1 cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài mạng thơ chiến đấu, Xuân Diệu trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay, Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình”

Đánh giá

0

0 đánh giá