Lý thuyết KHTN 6 Bài 12 (Cánh diều 2024): Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

I. Tế bào là gì?

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

II. Hình dạng và kích thước của tế bào

- Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.

III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

+ Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.

+ Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết mọi hoạt động của tế bào.

- Tuy nhiên, tế bào thực vật và tế bào động vật cũng co điểm khác nhau. DIều này thế hiện ở việc tế bào thực vật có lục lạp – bào quan có khả năng quang hợp.

IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng

- Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng.

- Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.

- Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào của cơ thể và thay thế các tế bào bị thương hay chết.

- Từ một tế bào ban đầu sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Công thức tính số tế bào (N) sau n lần phân chia: N = 2n

VI. Thực hành quan sát tế bào

Chuẩn bị

- Dụng cụ: kính lúp, kính hiển vi quang học và các dụng cụ dưới đây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Mẫu vật: trứng cá, củ hành tây.

Tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Quan sát tế bào vảy hành

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Báo cáo

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu.

                           

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

Câu 1: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

A. Carotenoid                 B. Xanthopyll                 

C. Phycobilin                  D. Diệp lục

Đáp án: D

Diệp lục có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 2: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Đáp án: C

Thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào, quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào               B. Tế bào chất

C. Thành tế bào              D. Nhân/vùng nhân

Đáp án: C

Thành tế bào là cấu trúc có ở các tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật nên không thuộc thành phần cầu tạo chính.

Câu 4: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

A. 4                      B. 8                      C. 12                    D. 16

Đáp án: D

Số tế bào con hình thành sau 4 lần sinh sản là: N = 24 = 16 (tế bào)

Câu 5: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật

B. Khiến cho sinh vật già đi

C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương

D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Đáp án: C

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cho các sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tế bào chết và các tế bào bị tổn thương.

Câu 6: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Đáp án: A

Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.

Câu 7: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?

A. Tế bào trứng cá                    B. Tế bào vảy hành

C. Tế bào mô giậu                    D. Tế bào vi khuẩn

Đáp án: A

Tế bào vảy hành, tế bào mô giậu và tế bào vi khuẩn rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.

Câu 8: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Đáp án: C

Tùy theo chức năng và cấu tạo mà các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau.

Câu 9: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?

A. Màng nhân                  B. Vùng nhân

C. Chất tế bào                 D. Hệ thống nội màng

Đáp án: B

Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân.

Câu 10: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

A. Ti thể               B. Thể Golgi                   C. Ribosome                  D. Lục lạp

Đáp án: D

Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật làm nhiệm vụ quang hợp.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Bài 14: Phân loại thế giới sống

Bài 15: Khóa lưỡng phân

Đánh giá

0

0 đánh giá