SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 12 (Cánh diều): Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống u

2.9 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

Bài 12.1 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau

B. Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau

C. Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micromet

D. Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến  100 micromet

Lời giải:

Đáp án: D

Tế bào có nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại tế bào đều có kích thước rất nhỏ, trung bình khoảng từ 0,5 – 100 micromet (µm).

Bài 12.2 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Cho các nhận xét sau:

(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan

(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật

(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân

(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật

(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.

Các nhận xét đúng là:

A. (1), (3), (5)                 B. (1), (2), (3)                 

C. (2), (4), (5)                 D. (3), (4), (5)

Lời giải:

Đáp án: A

(2) sai vì lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật

(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật

Bài 12.3 trang 32, 33 sách bài tập KHTN 6: Cho các nhận xét sau:

(1) Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và phân chia các tế bào

(2) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của các tế bào

(3) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới

(4) Khi một tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới

(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào

(6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra sáu tế bào mới gọi là sự phân bào

(7) Sự phân chia làm giảm số lượng tế bào và tăng tế bào chết trong cơ thể

(8) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể

Các nhận xét đúng là:

A. (1), (4), (5), (8)                    B. (1), (2), (3), (6)

C. (3), (5), (8)                           D. (4), (6), (7)

Lời giải:

Đáp án: A

(2) sai vì cơ thể sinh vật lớn lên dựa vào sự phân chia của các tế bào

(3) sai vì tế bào lớn đến một kích thước nhất định mới phân chia tạp tế bào mới

(6) sai vì từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào

(7) sai vì sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể

Bài 12.4 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Khi làm thực hành quan sát tế bào, cần sử dụng những dụng cụ nào dưới đây?

A. Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy khổ A4, nước cất, đĩa petri

B. Kính lúp, khăn giấy, nước cất, lamen, đĩa petri

C. Kính hiển vi, đĩa petri, giấy thấm, lamen, kim mũi mác, lam kính

D. Kính hiển vi, đĩa petri, khăn giấy, nước cất, lamen

Lời giải:

Đáp án: C

Khi làm thực hành quan sát tế bào không cần sử dụng giấy khổ A4 và khăn giấy

Bài 12.5 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Phương án nào sau đây sắp xếp đúng thức tự các bước của quy trình quan sát tế bào trứng cá?

(1) Nhỏ một ít nước vào đĩa petri

(2) Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời nhau

(3) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri

(4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp

(5) Vẽ hình mà em quan sát được

A. (2), (4), (3), (1), (5)              B. (3), (1), (2), (4), (5)

C. (4), (1), (2), (3), (5)              D. (3), (1), (2), (5), (4)

Lời giải:

Đáp án: B

Vì trứng cá rất dễ vỡ và dính thành cụm nên sau khi đưa trứng cá vào đĩa cần nhỏ nước và khuấy nhẹ để trứng tách nhau ra để dễ quan sát.

Bài 12.6 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Dưới đây là các bước quy trình quan sát tế bào biểu bì hành tây.

(1) Đậy lamen và sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa

(2) Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1 cm × 1 cm và khẽ tách lấy lớp tế bào biểu bì

(3) Đặt lớp biểu bì lên lam kính

(4) Nhỏ một giọt nước cất lên lớp biểu bì trên lam kính

(5) Vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi

(6) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học

A. (1), (3), (4), (6), (5), (2)                  B. (2), (3), (4), (1), (6), (5)

C. (2), (1), (3), (5), (6), (4)                  D. (4), (6), (5), (1), (3), (2)

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 12.7 trang 34 sách bài tập KHTN 6: Viết các thành phần giống nhau, khác nhau của tế bào nhân sơ và nhân thực vào bảng dưới đây.

Loại tế bào

Thành phần tế bào

Giống nhau

Khác nhau

Tế bào nhân sơ

 

 

Tế bào nhân thực

 

 

Lời giải:

Loại tế bào

Thành phần tế bào

Giống nhau

Khác nhau

Tế bào nhân sơ

- Đều cấu tạo từ các thành phần chính của tế bào là màng tế bào, tế bào chất và nhân

- Nhân chưa hoàn chỉnh

- Không chứa các bào quan có màng

Tế bào nhân thực

- Nhân có màng bao bọc

- Có các bào quan có màng

Bài 12.8 trang 34 sách bài tập KHTN 6: Viết các thành phần giống nhau, khác nhau của tế bào động vật và tế bào thực vật vào bảng dưới đây.

Loại tế bào

Thành phần tế bào

Giống nhau

Khác nhau

Tế bào động vật

 

 

Tế bào thực vật

 

 

Lời giải:

Loại tế bào

Thành phần tế bào

Giống nhau

Khác nhau

Tế bào động vật

- Đều là tế bào nhân thực

- Đều có cấu tạo đủ các thành phần chính của tế bào là màng tế bào, tế bào chất và nhân

- Không có lục lạp

- Không có thành tế bào 

- Không bào nhỏ hoặc không có

Tế bào thực vật

- Có lục lạp

- Có thành tế bào

- Có không bào lớn

Bài 12.9 trang 34 sách bài tập KHTN 6: Hãy viết tên loại tế bào bào chỗ … cho phù hợp

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

- Hình 1: 

(1) Tế bào thịt lá                       (3) Tế bào ống dẫn

(2) Tế bào thịt quả                    (4) Tế bào lông hút

- Hình 2: 

(1) Tế bào thần kinh                 (4) Tế bào da

(2) Tế bào hồng cầu                  (5) Tế bào cơ

(3) Tế bào gan                          

Mục (6) có 2 trường hợp:

- Theo SBT KHTN 6 – Cánh diều trang 34 thì hình (6) giống hình (5) và là tế bào cơ

- Theo SGK KHTN 6 – Cánh diều trang 68 thì hình (6) sẽ là tế bào xương

Lý thuyết Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

I. Tế bào là gì?

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

II. Hình dạng và kích thước của tế bào

- Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.

III. Cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

+ Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.

+ Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

+ Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết mọi hoạt động của tế bào.

- Tuy nhiên, tế bào thực vật và tế bào động vật cũng co điểm khác nhau. DIều này thế hiện ở việc tế bào thực vật có lục lạp – bào quan có khả năng quang hợp.

IV. Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh và không chứa bào quan có màng

- Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng.

- Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.

V. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.

- Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào của cơ thể và thay thế các tế bào bị thương hay chết.

- Từ một tế bào ban đầu sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Công thức tính số tế bào (N) sau n lần phân chia: N = 2n

VI. Thực hành quan sát tế bào

Chuẩn bị

- Dụng cụ: kính lúp, kính hiển vi quang học và các dụng cụ dưới đây.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

- Mẫu vật: trứng cá, củ hành tây.

Tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Quan sát tế bào vảy hành

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống | Cánh diều

Báo cáo

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu.

Đánh giá

0

0 đánh giá