Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 70 | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

630

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 70 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 70

Văn bản 1: Trưởng giả học làm sang

Bài tập 1 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

- Áo bị may ngược hoa.

- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.

- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.

Bài tập 2 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hành động cười của người hầu Ni-côn cho thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh có đặc điểm: ………………

Ý kiến của em về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh khi em đặt mình vào vị trí của Ni-côn:……………..

Trả lời:

- Hành động cười của người hầu Ni-côn cho thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh có đặc điểm: rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.

Ý kiến của em về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh khi em đặt mình vào vị trí của Ni-côn: Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

Bài tập 3 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Mong muốn của ông Giuốc-đanh khi đặt làm trang phục:…………

Nét tính cách nổi bật ở nhân vật Giuốc-đanh:………….

Ông Giuốc-đanh dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì: ……………..

Trả lời:

Mong muốn của ông Giuốc-đanh khi đặt làm trang phục: trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.

Nét tính cách nổi bật ở nhân vật Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.

Ông Giuốc-đanh dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì: Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.

Bài tập 4 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Điều đáng chú ý của lời thoại trong các lớp kịch:

Trả lời:

Điều đáng chú ý của lời thoại trong các lớp kịch: Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Ngôn ngữ trực tiếp có khi là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Ví dụ như Giuốc-đanh đối đáp với bác phó may về đôi bít tất lụa hay về đôi giày quá chật, về chiếc áo may ngược hoa… Cũng có khỉ là lời độc thoại như đoạn Giuốc-đanh tự nói với mình. Đoạn kể về cảnh bác phó may và bọn thợ phụ mặc lễ phục cho Giuốc-đanh là ngôn ngữ kể chuyện. Trong kịch nói thì đối thoại là ngôn ngữ chính, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật.

Bài tập 5 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục:

- Ông Giuốc-đanh với phó may: ………….

- Ông Giuốc-đanh với thợ bạn:…………….

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn:………….

Trả lời:

Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục:

- Ông Giuốc-đanh với phó may: chỉ ra những bất cập của trang phục, thoả hiệp với thợ may >< phản đối, biện hộ, ve vuốt, lúc tiến lúc lùi.

- Ông Giuốc-đanh với thợ bạn: gọi ông Giuốc-đanh bằng các danh xưng quý tộc (lừa mị bằng danh ảo) >< đắc ý, cho tiền (mất tiền thật).

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: sai bảo, quát mắng, doạ đánh >< cười, xin được cười.

Bài tập 6 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Một số phủ pháp trào phúng được sử dụng trong đoạn trích:

Trả lời:

Một số phủ pháp trào phúng được sử dụng trong đoạn trích: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng,…

Bài tập 7 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những hình dung của em về trang phục, dáng vẻ, điệu bộ ông Giuốc-đanh khi em vào vai nhân vật:

Trả lời:

Những hình dung của em về trang phục, dáng vẻ, điệu bộ ông Giuốc-đanh khi em vào vai nhân vật:

+ Trang phục: Chọn những trang phục màu mè, lố bịch, mặc một chiếc áo ngược hoa, đeo bít tất, đeo giầy, đội tóc giả và đội mũ lông chim,… 

+ Dáng vẻ, điệu bộ: Vênh vang, ra vẻ ta đây.

Bài tập 8 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Ý kiến của em về kiểu người như ông Giuốc-đanh trong cuộc sống hiện nay: ……..

Ví dụ: …………

Trả lời:

Ý kiến của em về kiểu người như ông Giuốc-đanh trong cuộc sống hiện nay: Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh.

Ví dụ: những người ưa nịnh, ngu dốt, không biết nhìn nhận lại bản thân,…

Bài tập 9 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích Trưởng giả học làm sang:

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang chi tiết phó may may áo ngược hoa đã cho thấy ông Giuốc-đanh là một kẻ ngu dốt, ưa nịnh, học đòi làm sang còn tên phó may thì ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Ông Giuốc-đanh trách thì bác phó may lại kêu ông có dặn may xuôi đâu. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Qua đây có thể thấy được nhà viết kịch Mô-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh này đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.

Thực hành Tiếng Việt trang 72

Bài tập 1 trang 72 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang: ……….

- Lí do em khẳng định các câu trên là câu hỏi tu từ:………….

Trả lời:

- Các câu hỏi tu từ trong đoạn trích vở kịch Trưởng giả học làm sang: Đâu có là thế nào? Thế này là thế nào? Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? Thế nào?

- Lí do em khẳng định các câu trên là câu hỏi tu từ:

+ Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu.

+ Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác.

+ Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe.

+ Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó.

+ Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt.

+ Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu.

Bài tập 2 trang 72 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chuyển các câu hỏi tu từ tìm được ở bài tập 1 thành câu kể và so sánh hiệu quả của chúng:

Câu hỏi tu từ

Câu kể

So sánh hiệu quả

 

 

 

Trả lời:

Câu hỏi tu từ

Câu kể

So sánh hiệu quả

+ Đâu có là thế nào?

+ Thế này là thế nào?

+ Lại còn phải bảo cái đó à?

+ Những người quý phái mặc ngược hoa à?

+ Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không?

+ Thế nào?

+ Đâu có thế.

+ Thế à.

+ Bảo nữa à.

+ Những người quý phái mặc ngược hoa.

+ Tôi mặc sát như này bác xem đi.

+ Câu hỏi tu từ mang lại hiệu quả giao tiếp cao giữa người nói và người nghe, giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và trực quan hơn.

+ Câu kể làm mất đi sắc thái ý nghĩa của câu.

 

Bài tập 3 trang 72 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chuyển đổi các câu sang hình thức câu hỏi tu từ:

Câu trong đoạn trích

Câu hỏi tu từ

a. – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

 

b. – Hãy thong thả, chú mình.

 

Trả lời:

Câu trong đoạn trích

Câu hỏi tu từ

a. – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.

Tôi không biết làm sao có thể đến sớm được đây, tôi có thể cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài?

b. – Hãy thong thả, chú mình.

Chú mình có thể thong thả chút không?

 

Bài tập 4 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn là câu hỏi tu từ:

Chọn:

Đúng

 

Sai

 

Lí do: …………..

Trả lời:

Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn là câu hỏi tu từ:

Chọn:

Đúng

X

Sai

 

Lí do: vì các câu hỏi đó nhằm tăng sức biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa cho câu văn.

Bài tập 5 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặt câu hỏi tu từ trong mỗi tình huống:

Tình huống

Câu hỏi tu từ

a. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân.

 

b. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

 

Trả lời:

Tình huống

Câu hỏi tu từ

a. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân.

a. Món quà này là để tặng cho con sao?

b. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

b. Có lẽ Thúy Kiều đã để lại cho người đọc nhiều sự đồng cảm, thương xót bởi sự tài hoa bạc mệnh của nàng?

Văn bản 2: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Bài tập 1 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những tính xấu của con người bị phê phán trong các truyện Lợn cưới áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau:

Trả lời:

Những tính xấu của con người bị phê phán trong các truyện Lợn cưới áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau:

- Truyện Lợn cưới, áo mới: phê phán những kẻ có thói hay khoe khoang khiến mình trở nên lố bịch trong mắt người khác.

- Truyện Treo biển: phê phán những người không có chính kiến, không biết phân biệt và suy xét kỹ càng mỗi khi được người khác góp ý.

- Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những kẻ ăn nói ba hoa, khoác lác.

Bài tập 2 trang 73 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Điểm đặc biệt trong lời đối thoại của 2 nhân vật trong truyện Lợn cưới áo mới: ……………

Trong tình huống của truyện, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là: ………..

Trả lời:

Điểm đặc biệt trong lời đối thoại của 2 nhân vật trong truyện Lợn cưới áo mới: Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong câu chuyện bất hợp lý. Người hỏi cố ý khoe con lợn cưới, người trả lời khoe về chiếc áo mới.

Trong tình huống của truyện, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là: người hỏi cần mô tả rõ về con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người trả lời chỉ cần nói có hoặc không.

Bài tập 3 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết thể hiện tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới:

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.

- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Bài tập 4 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:  Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người: ………..

- Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người em sẽ: ……..

Trả lời:

- Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người:

+ Khi nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng bỏ ngay chữ tươi đi.

+ Khi nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ ngay chữ ở đây đi.

+ Khi nghe nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng bỏ chữ có bán đi.

+ Khi nghe nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng liền cất biển đi.

- Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người em sẽ: xem xét lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của mình.

Bài tập 5 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển:

Trả lời:

Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển: nhằm phê phán những người không có chính kiến của bản thân, chỉ biết làm theo những lời góp ý mà không biết phân biệt đúng sai.

Bài tập 6 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:

Trả lời:

Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:

- Lời nói của anh đầu tiên thể hiện tính cách nói khoác lác, ba hoa.

- Lời nói của anh thứ hai tuy khoác lác nhưng ngụ ý nhằm chê bai, phê phán thói nói dóc của anh thứ nhất.

Bài tập 7 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện Nói dóc gặp nhau:

Trả lời:

Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện Nói dóc gặp nhau: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?

Bài tập 8 trang 74 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện:

- Lợn cưới áo mới: ………..

- Treo biển: …………

- Nói dóc gặp nhau: …………

Trả lời:

Nhận xét về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện:

- Lợn cưới áo mới: bông đùa, phê phán nhẹ nhàng.

- Treo biển: bông đùa, phê phán nhẹ nhàng.

- Nói dóc gặp nhau: bông đùa, phê phán nhẹ nhàng.

Vì các truyện trong chùm truyện cười này đểu nhắm đến những thói tật thông thường của con người, ai cũng có thể có. Nhân vật chính bị phê phán trong truyện không làm tổn hại đến người khác. Các chi tiết truyện không gay cấn, cũng không dẫn đến xung đột gay gắt.

Bài tập 9 trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đang phê phán được nói đến trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam đã học:

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Thông qua truyện cười “Treo biển” tác giả dân gian đã nhằm phê phán những người không có chính kiến trong xã hội. Những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống. Bất kỳ ai sinh ra cũng có những điểm mạnh nhất định của mình mà chính bản thân ta phải tự mình tìm lấy nó. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng bản thân mình, luôn chỉ nhìn thấy nhược điểm của mình và sống trong sự chìm đắm, ao ước được như người khác,… những người này nếu không xem xét lại cách sống của bản thân thì sớm trở nên vô định. Tuy nhiên, đừng bị nhầm lẫn có chính kiến riêng với lối sống “bảo thủ”, không chịu nghe ý kiến từ người khác, lúc nào cũng coi ý kiến của mình đưa ra là đúng, là hay nhất. Bởi đôi khi, ta phải biết lắng nghe, biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng đắn. Chính vì vậy, dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.

Văn bản 3: Chùm ca dao trào phúng

Bài tập 1 trang 75 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hoạt động của con người được nói đến ở bài ca dao số 1: ……..

Căn cứ để nhận biết: ……….

Trả lời:

Hoạt động của con người được nói đến ở bài ca dao số 1: hoạt động xem thầy của con người.

Căn cứ để nhận biết: con gà trống thiến, thầy, xôi, thánh, mất thiêng để xác định.

Bài tập 2 trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đối tượng bị phâ phán ở bài ca dao số 1: ………..

Lí do đối tượng đó bị phê phán: ………………  

Trả lời:

Đối tượng bị phâ phán ở bài ca dao số 1: thầy bói

Lí do đối tượng đó bị phê phán: bởi đây là kẻ hành nghề mê tín, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền.

Bài tập 3 trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những yếu tố tạo dựng sự tương phản đối nghịch ở bài ca dao số 2: …………

Tính cách của mèo thể hiện ở bài ca dao số 2: ……………

Mối quan hệ giữa mèo và chuột: ………

Trả lời:

Những yếu tố tạo dựng sự tương phản đối nghịch ở bài ca dao số 2: mèo và chuột.

Tính cách của mèo thể hiện ở bài ca dao số 2: dối trá, tinh quái, mượn cớ hỏi thăm nhưng thực chất là để bắt chuột.

Mối quan hệ giữa mèo và chuột: Mèo là kẻ thù truyền kiếp, không đội trời chung với chuột, có tập tính bắt chuột để ăn thịt. Quan hệ giữa chúng là mối quan hệ loại trừ.

Bài tập 4 trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Ở bài ca dao số 3, những thứ anh học trò đem bán để có tiền dẫn cưới là: …………

Nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo: ……….

Trả lời:

Ở bài ca dao số 3, những thứ anh học trò đem bán để có tiền dẫn cưới là: bán bể bán sông.

Nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo: Đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo: vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Những điều này không có thực trong cuộc sống.

Bài tập 5 trang 76 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hủ tục bị lên án ở bài ca dao số 3 là: …………….

Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không?

Chọn:

 

Không

 

Lí do:

Trả lời:

Hủ tục bị lên án ở bài ca dao số 3 là: thách cưới trong xã hội xưa

Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không?

Chọn:

 

Không

X

Lí do: Bài ca dao không tạo ra sự căng thẳng mà thể hiện sự hài hước, lém lỉnh qua lời nói của chàng trai. Anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách “hai mươi tám”, “chín mươi chín” ông sao thì anh lại dẫn tới “trăm tám ông sao trên trời”. Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.

Thực hành Tiếng Việt trang 77

Bài tập 1 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo là:

Trả lời:

Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo là: mách nước cho kẻ yếu cách ứng xử với kẻ mạnh; chuột khôn khéo, mềm mỏng đáp lại sự “ân cần hỏi han” của mèo để cầu sự bình an theo phương châm “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”.

Bài tập 2 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Điều anh học trò thực sự muốn nói qua câu ca dao Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy:

Trả lời:

Điều anh học trò thực sự muốn nói qua câu ca dao Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy: Qua câu ca dao thể hiện được ngụ ý của anh học trò. Mặc dù những lễ vật anh nêu ra trông đều có vẻ thịnh soạn, đầy đủ nhưng thực chất anh nghèo không có gì cả “mỡ muỗi”, anh học trò chỉ có tình cảm chân thành dành cho cô gái.

Bài tập 3 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- Con gà sống lớn để riêng cho thầy: ………..

- Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả: ………..

Trả lời:

Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- Con gà sống lớn để riêng cho thầy: thể hiện tên thầy bói hành nghề mê tín, lợi dụng sự non nớt cả tin của mọi người để kiếm chác.

- Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả: thể hiện sự ngu dốt, thiếu hiểu biết, học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.

Bài tập 4 trang 77 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ:

Câu tục ngữ

Nghĩa hàm ẩn

a. Có tật giật mình.

 

b. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

 

c. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

 

d. Lời nói gói vàng

 

e. Lưỡi sắc hơn gươm

 

Trả lời:

Câu tục ngữ

Nghĩa hàm ẩn

a. Có tật giật mình.

Bản thân sẽ cảm thấy chột dạ khi có ai đó nói về mình vì mình đã từng làm điều sai trái.

b. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; không nên lười nhác, lãng phí thời gian.

c. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

Chúng ta phải biết tôn trọng người khác, không được kinh thường bất cứ ai nhất là khi họ đang gặp khó khăn. Bởi vì một ngày nào đó, chúng ta có thể cũng sẽ rơi vào tình huống như họ và sẽ bị họ chê bai, khinh thường.

d. Lời nói gói vàng

Lời nói chính là thứ có giá trị như vàng. Hãy biết lựa lời nói sao cho hay nhưng phải đúng.

e. Lưỡi sắc hơn gươm

Một lời nói cay nghiệt còn mang tính sát thương dữ dội hơn cả giáo gươm đâm vào da thịt con người. Vậy nên, sự tổn thương mà lời nói gây ra tuy vô hình nhưng lại vô cùng sắc bén.

Văn bản 4: Giá không có ruồi

Bài tập 1 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những đặc điểm của thể loại truyện cười được thể hiện qua văn bản truyện:

Tình huống: ……….

Nhân vật chính: …………

Yếu tố bất ngờ: …………

Trả lời:

Những đặc điểm của thể loại truyện cười được thể hiện qua văn bản truyện:

Tình huống: Truyện kể về một anh chàng cứ trì hoãn công việc vì hoàn cảnh diễn ra không thuận lợi và đặc biệt, vào lúc cuối cùng những con ruồi đã cản trở giấc mơ trở thành nhà văn của anh ta.

Nhân vật chính: người có tính cách hay trì hoãn công việc.

Yếu tố bất ngờ: Câu chuyện được kể từ lúc nhân vật 10 tuổi đến khi 42 tuổi và có thể là cả sau này cũng vậy.

Bài tập 2 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Vấn đề bị đem ra phê phán trong truyện: ……..

Trả lời:

Vấn đề bị đem ra phê phán trong truyện: thói lười biếng, những người hay viện lí do để trì hoãn công việc, ước mơ của mình mà không chịu cố gắng.

Bài tập 3 trang 78 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những thủ pháp trào phúng được dùng trong truyện:

Trả lời:

Những thủ pháp trào phúng được dùng trong truyện: Thủ pháp hài hước, mỉa mai châm biếm, phóng đại, ẩn ý để phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

Đánh giá

0

0 đánh giá