Lý thuyết KHTN 6 Bài 45 (Kết nối tri thức 2024): Lực cản của nước

3.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 45: Lực cản của nước sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 45: Lực cản của nước

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 45: Lực cản của nước

I. Thí nghiệm về lực cản của nước

* Dụng cụ thí nghiệm:

- Một hộp thủy tinh hoặc nhựa cứng, trong suốt hình hộp chữ nhật (1)

- Một xe lăn (2) 

- Một tấm cản hình chữ nhật (3)

- Một đường ray cho xe lăn chạy, có xẻ rãnh ở giữa để lắp tấm cản (4)

- Một ròng rọc cố định (5)

- Một phễu rót nước (6)

- Một đoạn dây mảnh (7)

- Một lực kế lò xo có GHĐ 5 N (8)

- Một van xả nước (9)

* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình dưới, kéo từ từ lực kế để xe lăn chuyển động ổn định, đọc và ghi số chỉ của lực kế.

Bước 2: Cho nước vào hộp lặp lại thí nghiệm như bước 1.

* Rút ra kết luận:

        Các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản của nước.

                           Lực cản của nước | Kết nối tri thức

II. Lực cản của nước phụ thuộc yếu tố nào?

- Lực cản của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: Độ lớn lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.

Ví dụ:

Lực cản của nước | Kết nối tri thức

Thả một tờ giấy phẳng và một tờ giấy được vo tròn xuống nước.

=> Tờ giấy vo tròn nhanh chóng chìm xuống nước, còn tờ giấy phẳng không chìm được xuống nước (nổi trên mặt nước), do diện tích mặt cản của tờ giấy phẳng lớn nên độ lớn lực cản của nước tác dụng lên tờ giấy phẳng mạnh.

                              

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 45: Lực cản của nước

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất?

A. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m.

B. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m.

C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.

D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m.

Lời giải

Diện tích mặt tiếp xúc với không khí càng lớn thì chịu lực cản càng lớn.

Ta thấy, ở phương án A, tờ giấy để phẳng thả rơi có diện tích tiếp xúc với không khí là lớn nhất nên sẽ chịu lực cản của không khí lớn nhất.

Đáp án: A

Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.

B. Người đạp xe khum lưng khi đi.

C. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.

D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.

Lời giải

Diện tích mặt tiếp xúc với không khí càng nhỏ thì chịu lực cản càng nhỏ.

Ta thấy, ở phương án C, người đạp xe cúi gập người xuống khi đi có diện tích tiếp xúc với không khí là nhỏ nhất nên sẽ chịu lực cản của không khí nhỏ nhất.

Đáp án: C

Câu 3: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?

A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí.

B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.

D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.

Lời giải Đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn đi lại dưới nước vì lực cản của không khí nhỏ hơn lực cản của nước.

Đáp án: B

Câu 4: Chọn phát biểu đúng?

A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.

B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ.

C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ.

D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá.

Lời giải

A – Đúng

B – Sai

C – Sai, vật đi càng nhanh thì chịu lực cản càng lớn.

D – Sai, trong không khí, tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá vì diện tích tiếp xúc với không khí của nó lớn hơn nên chịu lực cản của không khí lớn hơn.

Đáp án: A

Câu 5: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản khác nhau lên cùng một vật.

B. Lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước lọc.

C. Các chất lỏng khác nhau tác dụng lực cản như nhau lên cùng một vật.

D. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Lời giải

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai

D - Đúng

Đáp án: C

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.

B. Bạn Lan đang tập bơi.

C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.

D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Lời giải

A – Quả dừa chịu lực cản không khí.

B – Cơ thể bạn Lan chịu lực cản của nước.

C – Cơ thể bạn Hoa chịu lực cản không khí.

D – Chiếc máy bay chịu lực cản không khí .

Đáp án: B

Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Chiếc thuyền đang chuyển động.

B. Con cá đang bơi.

C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.

D. Mẹ em đang rửa rau.

Lời giải

A – Thuyền chịu lực cản của nước.

B – Con cá chịu lực cản của nước.

C – Chân bạn Mai chịu lực cản không khí.

D – Tay mẹ em chịu lực cản của nước.

Đáp án: C

Câu 8: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm.

B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm.

C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

D. Cả A và B đúng

Lời giải

A – Sai, đi càng nhanh thì càng chịu tác dụng lực cản càng lớn.

B – Sai, đi càng nhanh thì càng chịu tác dụng lực cản càng lớn.

C – Đúng.

Đáp án: C

Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.

B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.

C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.

D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.

Lời giải

A – Sai, vì người đang bơi trong nước chịu lực cản của nước.

B – Đúng

C – Đúng

D - Đúng

Đáp án: A

Câu 10: Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?

A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.

B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.

C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.

D. Chỉ chịu lực cản của không khí.

Lời giải

Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực:

+ Lực hút của Trái Đất,

+ Lực cản của không khí.

Đáp án: B

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 44: Lực ma sát

Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Bài 47: Một số dạng năng lượng

Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá