Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

790

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 4

Văn bản 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bài tập 1 trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nội dung tóm tắt của văn bản

- Bối cảnh lịch sử của câu chuyện

Trả lời:

- Nội dung tóm tắt của văn bản: Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.

- Bối cảnh lịch sử của câu chuyện: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.

Bài tập 2 trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tâm trạng của Hoài Văn Hầu khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than:

Trả lời:

Tâm trạng của Hoài Văn Hầu khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than:

- Nôn nóng khi các em họ “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua.

- Chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã.

Bài tập 3 trang 4 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hành động khác thường của Trần Quốc Toản khi bị quân Thánh Dực ngăn cản việc xuống bến gặp vua:

- Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì:

Trả lời:

Hành động khác thường của Trần Quốc Toản khi bị quân Thánh Dực ngăn cản việc xuống bến gặp vua:

+ Tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra ta chém!”.

+ Đỏ mặt bừng bừng quát lớn: “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”

+ Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần.

- Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì: chàng nóng lòng cho việc nước. Quốc Toản hành động không e sợ chỉ để mong gặp được nhà vua và tâu lên ý kiến xin đánh. Cho thấy sự dũng cảm, lòng yêu nước bất diệt của chàng.

Bài tập 4 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Thái độ và cách xử lí của vua Thiệu Bảo khi chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản:

- Thái độ và cách xử lí đó cho thấy vua Thiệu Bảo là người:

Trả lời:

- Thái độ và cách xử lí của vua Thiệu Bảo khi chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản:

+ Vua gật đầu mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương.

+ Vua tha tội, khuyên Quốc Toản về quê chăm mẹ.

+ Vua ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

- Thái độ và cách xử lí đó cho thấy vua Thiệu Bảo là người: hiền từ, anh minh và sáng suốt.

Bài tập 5 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Một số trường hợp cho thấy sự đan xen ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản vào lời người kể chuyện:

- Sự đan xen như vậy có tác dụng:

Trả lời:

- Một số trường hợp cho thấy sự đan xen ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản vào lời người kể chuyện:

+ Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

+ Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

+ Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

- Sự đan xen như vậy có tác dụng: Làm nổi bật lên con người Trần Quốc Toản – một người anh hùng nhỏ tuổi có lòng yêu nước bất diệt, sớm lòng lo việc nước và bất bình khi phải đứng ngoài cuộc họp của các vương hầu.

Bài tập 6 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nét tính cách của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện:

Trả lời:

Những nét tính cách của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện:

- Khi đối thoại với đám quân Thánh Dực: khảng khái, oai phong.

- Khi đối thoại với chú Chiêu Thành Vương: Lễ phép, giải thích rõ ràng, thẳng thắn, biết lo việc nước. Quyết và gan dạ phản đối khi nghe có ý chủ hòa.

- Khi đối thoại với nhà vua: Nhiệt tình và dũng khí hét lên “Xin quan gia cho đánh”.

Bài tập 7 trang 5 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Màu sắc lịch sử thể hiện qua ngôn ngữ người kể chuyện:

- Tác dụng:

- Màu sắc lịch sử thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật: 

- Tác dụng:

Trả lời:

- Màu sắc lịch sử thể hiện qua ngôn ngữ người kể chuyện: hội sư, thuyền ngự, đại vương, đấng thiên tử,…

- Tác dụng: Giới thiệu bối cảnh câu chuyện; tả thiên nhiên, cảnh sinh hoạt; giới thiệu và miêu tả các phương diện của nhân vật, bình luận, trữ tình,… Làm nổi bật khung cảnh cuộc hội họp trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai của nhà Trần.

- Màu sắc lịch sử thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật: Quân pháp vô thân, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo,…

- Tác dụng: Thể hiện được tính cách của các nhân vật đặc biệt là nhân vật Trần Quốc Toản: Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.

Bài tập 8 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chủ đề của văn bản

- Căn cứ để khái quát chủ đề:

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Tình yêu nước, lòng trung quân ái quốc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

- Căn cứ để khái quát chủ đề: Căn cứ vào nội dung văn bản để khái quát chủ đề của tác phẩm.

Bài tập 9 trang 6 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!

Thực hành Tiếng Việt trang 7, 8

Bài tập 1 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Biệt ngữ xã hội ở câu a

- Căn cứ để xác định:

- Nghĩa:

- Biệt ngữ xã hội ở câu b:

- Căn cứ để xác định:

- Nghĩa:

Trả lời:

- Biệt ngữ xã hội ở câu a: “gà”

- Căn cứ để xác định: Dấu ngoặc kép và sự khác thường về nghĩa của từ “gà” cho ta biết điểu đó.

- Nghĩa: chỉ những học sinh được chọn luyện để thi đấu (liền hệ đến gà chọi).

- Biệt ngữ xã hội ở câu b: “tủ”

- Căn cứ để xác định: Nghĩa của từ “tủ” được dùng không thông dụng, hoàn toàn khác với nghĩa gốc - một dấu hiệu đặc trưng của biệt ngữ.

- Nghĩa: chỉ tập trung học một nội dung nào đó để thi theo kiểu may rủi, nếu trúng đề thì làm bài tốt.

Bài tập 2 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Lí do trong câu “Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.”, Nguyễn Tuân phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”:

- Mục đích của tác giả khi dùng cụm từ đó:

Trả lời:

- Lí do trong câu “Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.”, Nguyễn Tuân phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”: Khi dùng biệt ngữ đó, tác giả biết rằng, số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu.

- Mục đích của tác giả khi dùng cụm từ đó: Tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được.

Bài tập 3 trang 7 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của việc dùng từ “làm xe” trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang:

- Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ “chim mòng”, “nhà đi săn” và “viên đạn” trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng:

- Đọc tác phẩm văn học, việc đầu tiên cần làm khi gặp những biệt ngữ xã hội như thế là:

Trả lời:

- Tác dụng của việc dùng từ “làm xe” trong phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang: để miêu tả cuộc sống của những người làm nghề kéo xe chở người. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.

- Tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ “chim mòng”, “nhà đi săn” và “viên đạn” trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng: để lên án tệ nạn cờ bạc trong “Cạm bẫy người”. Nhờ biệt ngữ đó, bức tranh cuộc sống trở nên chân thực, sinh động.

- Đọc tác phẩm văn học, việc đầu tiên cần làm khi gặp những biệt ngữ xã hội như thế là: người đọc cần tìm hiểu nghĩa của chúng được nêu ở cước chú. Trường hợp không có cước chú, cần tìm hiểu từ nguồn khác, ví dụ từ in-tơ-nét hoặc từ điển tiếng Việt để nắm được nghĩa của từng biệt ngữ.

Bài tập 4 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại a:

- Nhận xét việc sử dụng:

- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại b:

- Nhận xét việc sử dụng:

Trả lời:

- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại a: lầy

- Nhận xét việc sử dụng: Trong ngữ cảnh khác, chẳng hạn nói với bạn bè một cách suồng sã, có thể sử dụng từ lầy với nghĩa là lôi thôi, nhếch nhác, chơi không đẹp. Nhưng khi nói với bố như trong ngữ cảnh này, sử dụng biệt ngữ lầy hoàn toàn không phù hợp.

- Biệt ngữ xã hội ở đoạn đối thoại b: hem

- Nhận xét việc sử dụng: biệt ngữ hem có nghĩa là “không” theo cách nói của lớp trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng biệt ngữ cũng không phù hợp, vì người nói cần trả lời một cách nghiêm túc câu hỏi của bạn, thể hiện sự quan tâm đến trạng thái tâm lí của một người bạn khác.

Văn bản 2: Quang Trung đại phá Quân Thanh

Bài tập 1 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các phần của đoạn trích và nội dung chính của từng phần

Trả lời:

Các phần của đoạn trích và nội dung chính của từng phần:

- Phần 1 (từ đầu đến ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)): Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc.

- Phần 2 (tiếp theo đến tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành): Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung.

- Phần 3 (còn lại): Sự đại bại của quần tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại cùa vua tôi Lê Chiêu Thống.

Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nhân vật lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản

- Những sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản:

Trả lời:

- Những nhân vật lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản: Quang Trung, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Lê chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị,…

- Những sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản: ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc tiêu diệt quân Thanh; đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiển tiêu; đêm mùng 3 Tết, bao vầy tiêu diệt đồn Hà Hồi; đêm mùng 5 Tết, quần ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi; quân Thanh thất bại thảm hại, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống tháo chạy;...

Bài tập 3 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta:

- Đặc điểm tính cách của nhân vật thể hiện qua những chi tiết đó:

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta: Khi nghe tin báo quần Thanh xâm lược nước ta, Bắc Bình Vương giận lắm, cho họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc dẹp giặc; trưng cầu ý kiến của người hiển tài; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, yên ủi quân lính, vạch ra kế hoạch đánh giặc;...

- Đặc điểm tính cách của nhân vật thể hiện qua những chi tiết đó: là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành động mạnh mẽ, dứt khoát, tự tin; điểu binh khiển tướng tài tình, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dần tộc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng;...

Bài tập 4 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích:

- Nhận xét về cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này:

Trả lời:

- Cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích: Ở phẩn 1, vua Quang Trung hiện lên là một người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, sáng suốt, nhạy bén. Ở phần 2, Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tầm bảo vệ độc lập dân tộc; có tài cầm quần, tiền đoán chính xác, dùng binh biến hoá, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quần Thanh,...

- Nhận xét về cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này: Tác giả không giấu nổi giọng điệu ngợi ca khi nói về trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung. Yêu nước, tự hào dân tộc - đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của các tác giả khi xây dựng nhân vật người anh hùng kiệt xuất này. Mặc dù Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng là những trí thức có lương tâm, họ đã nhìn lịch sử bằng cái nhìn khách quan, trung thực. Vì thế, qua ngòi bút của các tác giả, ông vua nhà Lê trở nên hết sức hèn hạ, nhu nhược, ngược lại, hoàng đế Quang Trung hiện ra với những phẩm chất của một anh hùng dân tộc.

Bài tập 5 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết tiêu biểu được sử dụng để khắc họa nhân vật Lê Chiêu Thống:

- Phân tích một vài chi tiết đặc sắc thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống:

- Thái độ của tác giả đối với nhân vật Lê Chiêu Thống thể hiện qua chi tiết đó:

Trả lời:

- Những chi tiết tiêu biểu được sử dụng để khắc họa nhân vật Lê Chiêu Thống:

+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.

- Phân tích một vài chi tiết đặc sắc thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống: Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

- Thái độ của tác giả đối với nhân vật Lê Chiêu Thống thể hiện qua chi tiết đó: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.

Bài tập 6 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của sự đối lập giữa hai nhân vật vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:

- Chủ đề của đoạn trích:

Trả lời:

- Tác dụng của sự đối lập giữa hai nhân vật vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:

+ Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải. Còn vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân Thanh. Còn quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước.

- Chủ đề của đoạn trích:

+ Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.

+ Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Bài tập 7 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng trong đoạn trích:

- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả:

Trả lời:

- Các yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng trong đoạn trích:

+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.

+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.

+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…

+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.

- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.

Bài tập 8 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Thực hành Tiếng Việt trang 10, 11

Bài tập 1 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

a. Từ ngữ địa phương:

Tác dụng:

b. Từ ngữ địa phương:

Tác dụng:

c. Từ ngữ địa phương:

Tác dụng:

d. Từ ngữ địa phương:

Tác dụng:

e. Từ ngữ địa phương:

Tác dụng:

Trả lời:

a. Từ ngữ địa phương: vô (vào)

Tác dụng: Dùng từ vô theo cách của người xứ Nghệ gợi được sự thân mật, gần gũi.

b. Từ ngữ địa phương: ni (này)

Tác dụng: Đưa lời nói thường ngày, mộc mạc vào thơ, tác giả sáng tạo được hình ảnh thơ chân thực, sinh động.

c. Từ ngữ địa phương: chừ (bây giờ)

Tác dụng: Làm nổi bật cảm xúc tự hào, vui sướng của con người vùng đất cố đô trong ngày cách mạng thành công.

d. Từ ngữ địa phương: chi (gì)

Tác dụng: Từ này có âm điệu nhẹ nhàng, mang sắc thái lời ăn tiếng nói của người xứ Huế.

e. Từ ngữ địa phương: má, tánh (mẹ, tính)

Tác dụng: Viết về cuộc sống, sinh hoạt của người dân Nam Bộ, trong trường hợp cụ thể này, chỉ có dùng từ địa phương, tác giả mới phản ánh đời sống một cách chân thực, thể hiện được bản sắc của một vùng đất.

Bài tập 2 trang 11 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: a. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu a:

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu b:

c. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu c:

d. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu d:

Trả lời:

a. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu a: Giồng (trồng) là từ địa phương Bắc Bộ. Từ này dùng trong Biên bản họp ỉớp - một loại VB hành chính - là không phù hợp.

b. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu b: Cũng từ giồng, nhưng khi xuất hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện lại rất tự nhiên, tạo cho người đọc cảm giác như được nghe giọng nói thực của người dân Bắc Bộ.

Từ nhớn (biến âm của từ lớn) phản ánh đặc điểm ngôn ngữ sinh hoạt của người Bắc Bộ.

c. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu c: từ tía (cha), từ ăn ong (lấy mật ong) được dùng trong lời của người kể chuyện - vốn là dân Nam Bộ - là rất hợp lí.

d. Nhận xét việc sử dụng từ ngữ địa phương ở câu d: Tui (tôi) là từ địa phương. Việc dùng từ này trong bản tường trình (một loại VB hành chính) là không phù hợp.

Bài tập 3 trang 11 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương:

Trả lời:

- Những trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương: các trường hợp a, c, e cần tránh dùng từ ngữ địa phương.

Văn bản 3: Ta đi tới

Bài tập 1 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả:

- Không gian:

- Thời gian:

- Những sự kiện quan trọng:

Trả lời:

- Không gian: rộng lớn, trải dài từ các tỉnh, vùng miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên,... đến vùng trung du với “rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”; từ Thủ đô Hà Nội cho đến khu Ba, khu Bốn; từ các tỉnh vùng Tầy Nguyên: Công Turn, Đắc Lắc đến Thành phố Hồ chí Minh “rực rỡ tên vàng” và các tỉnh miển Tây như Đồng Tháp, Tiễn Giang, Hậu Giang,...

- Thời gian: từ mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, kéo dài suốt chín năm kháng chiến chống thực dần Pháp đến kết thúc thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

- Những sự kiện quan trọng: Cách mạng tháng 8, chiến thắng Điện Biên Phủ,…

Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”:

- Nhận xét về tính chất của cảm xúc:

Chọn:

 

Mang tính cá nhân

 

Cảm xúc chung của cộng đồng

- Lí do em khẳng định điều đó:

Trả lời:

- Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”: bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta, tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.

- Nhận xét về tính chất của cảm xúc:

Chọn:

X

Mang tính cá nhân

X

Cảm xúc chung của cộng đồng

- Lí do em khẳng định điều đó: Đây là sự hoà quyện giữa cảm xúc của cá nhân nhà thơ với cảm xúc của cộng đổng. Cái “tôi” của tác giả cất tiếng nói đại diện cho nhiều cái “tôi” khác, cũng có nghĩa cái “tôi” đã hoà vào cái “ta”.

Bài tập 3 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hình ảnh trung tâm của đoạn trích:

Mối liên hệ giữa hình ảnh trung tâm đó với những hình ảnh khác trong đoạn trích:

Trả lời:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: Con đường

Mối liên hệ giữa hình ảnh trung tâm đó với những hình ảnh khác trong đoạn trích: Hình ảnh này xuất hiện nhiểu lần trong bài thơ: “Trên đường cái, ung dung ta bước/ Đường ta rộng thênh thang tám thước/ Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên/ Đường cách mạng, dài theo kháng chiến/ Đến hôm nay đường xuôi về biển/ Mới tinh khối mấu đất đỗ tươi,...”. Và “con đường” được nói đến ở đầy không chỉ là con đường giao thông nối liền các vùng miền, mà còn là con đường cách mạng, con đường cả dân tộc ta đang vững bước đi lên. Chính vì thế, hình ảnh con đường có mối quan hệ chặt chẽ với các hình ảnh khác trong đoạn trích, đặc biệt là với hình ảnh đôi bàn chần. Điểu này không chỉ phù hợp với nhan đẽ bài thơ, mà còn có tác dụng làm nổi bật tinh thẩn sôi nổi, khí thế mạnh mẽ, vững vàng của cả dân tộc.

Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích:

Hiệu quả của việc xuất hiện một loạt địa danh trong việc thể hiện tình cảm của tác giả

Trả lời:

Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đổng Tháp,...

Hiệu quả của việc xuất hiện một loạt địa danh trong việc thể hiện tình cảm của tác giả: Việc xuất hiện một loạt địa danh như thế có tác dụng biểu thị lòng yêu mến, tự hào của tác giả về sự giàu đẹp của mọi miền đất nước, về sức mạnh của nhân dân và niểm tin vào tương lai rạng rỡ của dân tộc.

Bài tập 5 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “ai…”, “đường…”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy:

Trả lời:

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “ai…”, “đường…”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: Việc lặp cấu trúc đó giúp cho VB thêm giàu nhạc điệu và hấp dẫn. Biện pháp tu từ điệp ngữ còn giúp nhà thơ nhấn mạnh niềm vui phơi phới, tinh thẩn lạc quan cách mạng, khí thế tiến bước đi lên của cả dân tộc. Từ “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nó không chỉ riêng một người cụ thể nào mà có ý nghĩa khái quát, đại diện cho tất cả mọi người, cho cả cộng đồng, cả dân tộc Việt Nam.

Bài tập 6 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ:

Trả lời:

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ: Nhan để Ta đi tới gợi lên trong ta nhiều liên tưởng phong phú. Nó có ý nghĩa tả thực, nói rõ hành trình của bao nhiêu con người đi qua nhiều vùng miền của Tổ quốc - từ Bắc tới Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,... Nhưng Ta đi tới còn mang ý nghĩa ẩn dụ, có tính chất khái quát: hành trình bền bỉ, vượt qua thử thách, gian lao để tiến lên phía trước, hướng tới tương lai.

Văn bản 4: Minh sư

Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sự kiện lịch sử được đề cập trong đoạn trích Minh sư:

Trả lời:

Sự kiện lịch sử được đề cập trong đoạn trích Minh sư: Văn bản Minh sư là câu chuyện của Nguyễn Hoàng thời mở cõi. Một sự nghiệp mở cõi về phía Nam bi tráng và đầy trắc ẩn đã đồng hành với lịch sử, mở đầu cho triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam với 9 đời chúa và 13 đời vua.

Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm nhận của em về nhân vật Đoan Quốc Công qua chi tiết: “Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng gần tròn 80 tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo, ông chỉ phải nằm cáng hai lần, còn thì ngồi trên lưng ngựa”.

Trả lời:

Cảm nhận của em về nhân vật Đoan Quốc Công qua chi tiết: “Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng gần tròn 80 tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo, ông chỉ phải nằm cáng hai lần, còn thì ngồi trên lưng ngựa”: Đoan Quốc công là người không ngại gian khổ, tuy tuổi cao nhưng vẫn phải cáng đáng việc nước.

Bài tập 3 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Phản ứng của Đoan Quốc Công khi nghe những lời bàn tán của hai người lính về mình:

- Cảm nhận của em về tính cách của nhân vật Đoan Quốc Công qua phản ứng đó của ông:

Trả lời:

- Phản ứng của Đoan Quốc Công khi nghe những lời bàn tán của hai người lính về mình: Nghe hết câu chuyện, trấn an 2 người lính, mới họ đến uống trà cùng, nhẹ nhàng, cởi mở muốn nghe nốt câu chuyện,…

- Cảm nhận của em về tính cách của nhân vật Đoan Quốc Công qua phản ứng đó của ông: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán những cũng đầy tình cảm.

Bài tập 4 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cách hiểu của em về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta […] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều:

Trả lời:

Cách hiểu của em về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta […] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều”: Cách giải thích về minh sư. Người thầy sáng suốt không chỉ là những người gần gũi mà còn là những người trái ngược, đối nghịch ta. Mỗi người sẽ cho ta những bài học quý giá nhất định.

Bài tập 5 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Suy nghĩ của em được gợi ra từ nhan đề Minh sư.

Trả lời:

Suy nghĩ của em được gợi ra từ nhan đề Minh sư: Hình bóng của một người thầy đôn hậu, can trường, khôn khéo,…

Bài tập 6 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:

Trả lời:

Cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích: 

+ Người đọc cảm phục trước tinh thần của Nguyễn Hoàng và thái độ mềm dẻo, hồn hậu của ông khi nghe được hai người lính nói chuyện về mình.

+ Người đọc sẽ hiểu hơn không chỉ về một giai đoạn lịch sử mà còn hiểu hơn về những con người tưởng đã là huyền thoại. Bên cạnh đó, tác giả Thái Bá Lợi còn cung cấp cho chúng ta những tình tiết lịch sử phức tạp, đưa ra một cái nhìn mới mẻ, nhân văn về lịch sử.

Bài tập 7 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích:

Trả lời:

Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích:  

- Tạo dựng bối cảnh: Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tránh được cái chết trước mắt, Nguyễn Hoàng buộc phải rời kinh để đi sâu vào vùng đất phía Nam.

- Xây dựng cốt truyện: Quốc công trong buổi tối đi mở mang bờ cõi, nghe được tùy tùng nói chuyện về mình. Một người lính hết lời ca ngợi chủ tướng, còn người kia thì cho rằng Nguyễn Hoàng do sợ Trịnh Kiểm sát hại mà tìm đường trốn vào Thuận Hóa.

- Khắc họa nhân vật: Chân dung rõ nét của Nguyễn Hoàng: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán những cũng đầy tình cảm.

- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ lịch sử, nghệ thuật trần thuật,…

Đánh giá

0

0 đánh giá