Vở thực hành Ngữ văn 8 Minh sư trang 13 | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

1.2 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Minh sư trang 13 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Minh sư trang 13

Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sự kiện lịch sử được đề cập trong đoạn trích Minh sư:

Trả lời:

Sự kiện lịch sử được đề cập trong đoạn trích Minh sư: Văn bản Minh sư là câu chuyện của Nguyễn Hoàng thời mở cõi. Một sự nghiệp mở cõi về phía Nam bi tráng và đầy trắc ẩn đã đồng hành với lịch sử, mở đầu cho triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam với 9 đời chúa và 13 đời vua.

Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm nhận của em về nhân vật Đoan Quốc Công qua chi tiết: “Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng gần tròn 80 tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo, ông chỉ phải nằm cáng hai lần, còn thì ngồi trên lưng ngựa”.

Trả lời:

Cảm nhận của em về nhân vật Đoan Quốc Công qua chi tiết: “Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng gần tròn 80 tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo, ông chỉ phải nằm cáng hai lần, còn thì ngồi trên lưng ngựa”: Đoan Quốc công là người không ngại gian khổ, tuy tuổi cao nhưng vẫn phải cáng đáng việc nước.

Bài tập 3 trang 13 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Phản ứng của Đoan Quốc Công khi nghe những lời bàn tán của hai người lính về mình:

- Cảm nhận của em về tính cách của nhân vật Đoan Quốc Công qua phản ứng đó của ông:

Trả lời:

- Phản ứng của Đoan Quốc Công khi nghe những lời bàn tán của hai người lính về mình: Nghe hết câu chuyện, trấn an 2 người lính, mới họ đến uống trà cùng, nhẹ nhàng, cởi mở muốn nghe nốt câu chuyện,…

- Cảm nhận của em về tính cách của nhân vật Đoan Quốc Công qua phản ứng đó của ông: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán những cũng đầy tình cảm.

Bài tập 4 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cách hiểu của em về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta […] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều:

Trả lời:

Cách hiểu của em về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta […] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều”: Cách giải thích về minh sư. Người thầy sáng suốt không chỉ là những người gần gũi mà còn là những người trái ngược, đối nghịch ta. Mỗi người sẽ cho ta những bài học quý giá nhất định.

Bài tập 5 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Suy nghĩ của em được gợi ra từ nhan đề Minh sư.

Trả lời:

Suy nghĩ của em được gợi ra từ nhan đề Minh sư: Hình bóng của một người thầy đôn hậu, can trường, khôn khéo,…

Bài tập 6 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích:

Trả lời:

Cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích: 

+ Người đọc cảm phục trước tinh thần của Nguyễn Hoàng và thái độ mềm dẻo, hồn hậu của ông khi nghe được hai người lính nói chuyện về mình.

+ Người đọc sẽ hiểu hơn không chỉ về một giai đoạn lịch sử mà còn hiểu hơn về những con người tưởng đã là huyền thoại. Bên cạnh đó, tác giả Thái Bá Lợi còn cung cấp cho chúng ta những tình tiết lịch sử phức tạp, đưa ra một cái nhìn mới mẻ, nhân văn về lịch sử.

Bài tập 7 trang 14 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích:

Trả lời:

Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích:  

- Tạo dựng bối cảnh: Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tránh được cái chết trước mắt, Nguyễn Hoàng buộc phải rời kinh để đi sâu vào vùng đất phía Nam.

- Xây dựng cốt truyện: Quốc công trong buổi tối đi mở mang bờ cõi, nghe được tùy tùng nói chuyện về mình. Một người lính hết lời ca ngợi chủ tướng, còn người kia thì cho rằng Nguyễn Hoàng do sợ Trịnh Kiểm sát hại mà tìm đường trốn vào Thuận Hóa.

- Khắc họa nhân vật: Chân dung rõ nét của Nguyễn Hoàng: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán những cũng đầy tình cảm.

- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ lịch sử, nghệ thuật trần thuật,…

Đánh giá

0

0 đánh giá