Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Quang Trung đại phá Quân Thanh trang 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn VTH Ngữ văn 8 Quang Trung đại phá Quân Thanh trang 8
Bài tập 1 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các phần của đoạn trích và nội dung chính của từng phần
Trả lời:
Các phần của đoạn trích và nội dung chính của từng phần:
- Phần 1 (từ đầu đến ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)): Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc.
- Phần 2 (tiếp theo đến tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành): Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung.
- Phần 3 (còn lại): Sự đại bại của quần tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại cùa vua tôi Lê Chiêu Thống.
Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nhân vật lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản
- Những sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản:
Trả lời:
- Những nhân vật lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản: Quang Trung, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Lê chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị,…
- Những sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản: ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc tiêu diệt quân Thanh; đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiển tiêu; đêm mùng 3 Tết, bao vầy tiêu diệt đồn Hà Hồi; đêm mùng 5 Tết, quần ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi; quân Thanh thất bại thảm hại, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống tháo chạy;...
Bài tập 3 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta:
- Đặc điểm tính cách của nhân vật thể hiện qua những chi tiết đó:
Trả lời:
- Những chi tiết miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta: Khi nghe tin báo quần Thanh xâm lược nước ta, Bắc Bình Vương giận lắm, cho họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc dẹp giặc; trưng cầu ý kiến của người hiển tài; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, yên ủi quân lính, vạch ra kế hoạch đánh giặc;...
- Đặc điểm tính cách của nhân vật thể hiện qua những chi tiết đó: là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành động mạnh mẽ, dứt khoát, tự tin; điểu binh khiển tướng tài tình, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dần tộc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng;...
Bài tập 4 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích:
- Nhận xét về cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này:
Trả lời:
- Cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích: Ở phẩn 1, vua Quang Trung hiện lên là một người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, sáng suốt, nhạy bén. Ở phần 2, Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tầm bảo vệ độc lập dân tộc; có tài cầm quần, tiền đoán chính xác, dùng binh biến hoá, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quần Thanh,...
- Nhận xét về cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này: Tác giả không giấu nổi giọng điệu ngợi ca khi nói về trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung. Yêu nước, tự hào dân tộc - đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của các tác giả khi xây dựng nhân vật người anh hùng kiệt xuất này. Mặc dù Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng là những trí thức có lương tâm, họ đã nhìn lịch sử bằng cái nhìn khách quan, trung thực. Vì thế, qua ngòi bút của các tác giả, ông vua nhà Lê trở nên hết sức hèn hạ, nhu nhược, ngược lại, hoàng đế Quang Trung hiện ra với những phẩm chất của một anh hùng dân tộc.
Bài tập 5 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết tiêu biểu được sử dụng để khắc họa nhân vật Lê Chiêu Thống:
- Phân tích một vài chi tiết đặc sắc thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống:
- Thái độ của tác giả đối với nhân vật Lê Chiêu Thống thể hiện qua chi tiết đó:
Trả lời:
- Những chi tiết tiêu biểu được sử dụng để khắc họa nhân vật Lê Chiêu Thống:
+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.
+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.
+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.
+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.
- Phân tích một vài chi tiết đặc sắc thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống: Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy
+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.
+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.
+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.
- Thái độ của tác giả đối với nhân vật Lê Chiêu Thống thể hiện qua chi tiết đó: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.
Bài tập 6 trang 9 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của sự đối lập giữa hai nhân vật vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:
- Chủ đề của đoạn trích:
Trả lời:
- Tác dụng của sự đối lập giữa hai nhân vật vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:
+ Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải. Còn vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.
+ Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân Thanh. Còn quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước.
- Chủ đề của đoạn trích:
+ Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.
+ Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Bài tập 7 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng trong đoạn trích:
- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả:
Trả lời:
- Các yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử được sử dụng trong đoạn trích:
+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.
Bài tập 8 trang 10 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Xem thêm lời giải Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Văn bản 1: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Thực hành Tiếng Việt trang 7, 8
Văn bản 2: Quang Trung đại phá Quân Thanh