Hành vi nào sau đây của công dân không thể hiện quyền tự do ngôn luận? Vì sao

231

Với giải Luyện tập 1 trang 143 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Luyện tập 1 trang 143 KTPL 11: Hành vi nào sau đây của công dân không thể hiện quyền tự do ngôn luận? Vì sao?

A. Ông A tố cáo hành vi của ông H bao che cho việc làm sai trái của cán bộ cấp dưới.

B. Giáo viên phát biểu phản ánh với Uỷ ban nhân dân huyện về tình trạng cơ sở vật chất của một số trường xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng.

C. Trong đợt đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri huyện X, nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện mình.

D. Anh I viết bài đăng báo phản đối hành vi hách dịch, cửa quyền của một số cán bộ trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân.

Lời giải:

- Phương án đúng: A.

- Vì: Hành vi của ông A là thực hiện quyền tố cáo, không phải quyền tự do ngôn luận.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Ông B viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tại gây ra. Ông B đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Quản trị truyền thông.

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Thông cáo báo chí.

D. Tự do ngôn luận.

Đáp án đúng là: D

Ông B đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 2. Ông V viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Ông V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Kiểm soát truyền thông.

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Tự do ngôn luận.

D. Thông cáo báo chí.

Đáp án đúng là: C

Ông V đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi

A. bày tỏ sở thích cá nhân.

B. tích cực tham gia thảo luận.

C. đề xuất đổi mới chính sách. 

D. ngăn cản việc góp ý, phê bình.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi ngăn cản việc góp ý, phê bình.

Đánh giá

0

0 đánh giá