Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm

214

Với giải Câu hỏi trang 140 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Câu hỏi trang 140 KTPL 11: Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách nào?

Lời giải:

Ở trường hợp 1, anh Huy và mọi người dân nói chung có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề mình quan tâm bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai như: tìm hiểu qua kênh truyền hình và qua báo chí trung ương; tìm hiểu thông tin ở địa phương qua các hệ thống truyền thông của tỉnh như đài phát thanh truyền hình, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

Lý thuyết Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận

Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để:

+ Đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...;

+ Viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới;

+ Tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

+ Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ công chức nhà nước;

+ Góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong những lần đại biểu tiếp xúc với cử tri.

- Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận:

+ Tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

+ Không ai được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.

b. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do báo chí

- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.

- Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Quyền tự do báo chí (minh họa)

- Đồng thời với việc thực hiện quyền, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước. Chỉ thực hiện quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng quyền để xuyên tạc sự thật, chống phá Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân.

- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình.

c. Quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin

- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Quyền của công dân trong tiếp cận thông tin, bao gồm:

+ Được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước (trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện). Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin.

+ Được tiếp cận thông tin bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;

+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.

- Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Đánh giá

0

0 đánh giá