Trong tình huống 2, ông C có quyền vào nhà H không? Vì sao

202

Với giải Câu hỏi trang 125 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu hỏi trang 125 KTPL 11: Trong tình huống 2, ông C có quyền vào nhà H không? Vì sao?

Lời giải:

Trong tình huống 2, ông C không có quyền vào nhà H để tìm kiếm, vì ông C không là người có thẩm quyền tìm kiếm, khám xét theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Lý thuyết Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án; khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lần trốn ở đó. Việc khám xét cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Lực lượng công an đọc lệnh khám xét trước khi khám xét nhà dân

Đánh giá

0

0 đánh giá