Với Soạn bài Phân tích văn bản: Nhà thơ Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến với Tôn Thọ Tường sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Phân tích văn bản: Nhà thơ Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến với Tôn Thọ Tường
Phân tích văn bản: Nhà thơ Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến với Tôn Thọ Tường
* Câu hỏi cuối bài:
Câu hỏi 1 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bài viết trên nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì?
Trả lời:
- Vấn đề: Sức mạnh thơ bút chiến của Phan Văn Trị
- Câu hỏi nghiên cứu: Thơ xướng họa giữa Phan văn Trị và Tôn Thọ có gì khác biệt so với thơ xướng họa thời trung đại?
Câu hỏi 2 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Tóm tắt ý chính của bài viết. Từ đó, nêu nhận xét về bố cục của văn bản.
Trả lời:
- Tóm tắt ý chính:
1. Nhà thơ yêu nước
2. Ba mảng sáng tác của Phan Văn Trị
3. Thơ bút chiến của Phan Văn Trị
4. Di sản và đóng góp.
- Nhận xét: Bố cục đi từ những nét khái quát về con người, thơ văn Phan Văn Trị đến các bài thơ bút chiến của ông trong cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường.
Câu hỏi 3 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Nêu nội dung chính của phần giới thiệu và phần kết luận.
Trả lời:
- Nội dung chính của phần giới thiệu: Thơ Phan Văn Trị tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống xâm lược, chống đầu hàng; giàu tính chất đối thoại, đấu tranh, tiêu biểu cho thơ văn yêu nước Nam Bộ cuối thế kỉ XIX.
- Phần kết luận: Bài học sống, bài học sáng tác trên tinh thần yêu nước, lập trường dân tộc từ con người, nhà thơ văn Phan Văn Trị vẫn còn mãi giá trị.
Câu hỏi 4 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trong văn bản, tác giả đã trình bày cuộc bút chiến theo trình tự nào? Cách trình bày đó có ưu thế gì?
Trả lời:
– Tác giả bài viết Nhà thơ Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến với Tôn Thọ Tường trình bày diễn biến các tình huống, sự việc theo trình tự điểm thuật nội dung tình ý 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường trước. Sau đó, nhận xét, đánh giá nội dung phản bác trong các bài thơ bút chiến của Phan Văn Trị theo lối tóm lược ý tưởng, tinh thần chính. Tiếp theo, tác giả dùng lại so sánh phân tích kĩ hai bài: Tôn phu nhân quy Thực (Tôn Thọ Tường: bài A) và Hoa Tôn phu nhân quy Thục (Phan Văn Trị: bài B).
- Cách trình bày này có ưu thế vừa bảo đảm sự bao quát, vừa tạo được điểm nhấn quan trọng, giúp người đọc nhận ra được sức mạnh thơ bút chiến của Phan Văn Trị, sự ngụy biện, đuối lí của Tôn Thọ Tường.
Câu hỏi 5 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Xác định phương pháp chủ yếu được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở mục 3 của bài viết.
Trả lời:
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở mục 3 của bài viết là phương pháp so sánh tương phản. Tác giả đã phát huy tốt ưu thế củaphương pháp này.
Câu hỏi 6 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng như thế nào trong bài báo cáo trên?
Trả lời:
– Bên cạnh phương pháp so sánh được sử dụng hiệu quả như nói ở trên, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng rộng rãi và thành công trong toàn bài viết. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp và đậm nhạt tuỳ từng đề mục của bài viết.
Câu hỏi 7 (trang 27 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bạn tiếp thu, học hỏi được những điều gì về cách viết một báo cáo nghiên cứu từ bài viết trên?
Trả lời:
- Khi bắt đầu nghiên cứu cần phải lựa chọn được vấn đề phù hợp vừa có sức hút vừa có ý nghĩa và cung cấp thông tin mới mẻ cho người đọc.
- Khi chứng minh vấn đề cần đưa rõ các dẫn chứng và lí lẽ hợp lí để chứng minh và thuyết phục người đọc.
- …
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Phần thứ nhất: Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Phần thứ hai: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Phần thứ ba: Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Xem thêm các bài soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học