Soạn bài Độc thoại nội tâm trong truyện Kiều | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

5.2 K

Với Soạn bài Độc thoại nội tâm trong truyện Kiều sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Độc thoại nội tâm trong truyện Kiều

Văn bản: Độc thoại nội tâm trong truyện Kiều (theo Trần Đình Sửu)

Soạn bài Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam | Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 15 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm gì? Những khái niệm ấy có tác dụng thế nào đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu?

Trả lời:

- Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm sau:

+ Đọc thoại nội tâm.

+ Độc thoại

+ Độc thoại hóa đối thoại

- Những khái niệm ấy có tác dụng đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu như sau:

+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung ra được vấn đề nghiên cứu.

+ Hiểu hơn về ý nghĩa của các khái niệm và tiếp cận sâu hơn với vấn đề.

+ …

Câu hỏi 2 (trang 15 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Qua văn bản, bạn hiểu thế nào là độc thoại nội tâm, “độc thoại hoá” đối thoại? Dựa vào đâu để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại, độc thoại? Bạn học hỏi được gì qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (các đoạn 1, 2a, 2b)?

Trả lời:

- Độc thoại nội tâm là: nhân vật tự nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi sự rằng buộc lời gián tiếp của người người kể chuyện.

- Độc thoại hóa đối thoại là: vừa như nói với người khác lại vừa như nói một mình.

- Dựa vào nội dung và ngữ cảnh của văn bản để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại và độc thoại.

- Qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (các đoạn 1, 2a, 2b) em đã rút ra cho mình những bài học như sau:

+ Cần phải xác lập cơ sở lí thuyết phù hợp cho bài nghiên cứu tránh gây dễ hiểu, gây nhầm lẫn.

+ Đưa ra các dẫn chứng và số liệu thống kê đầy đủ giúp vấn đề dễ hiểu hơn.

+ …

Câu hỏi 3 (trang 15 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d) và cách phân tích, so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e). Bạn học hỏi được gì ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đỏ của tác giả?

Trả lời:

- Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d):  Tác giả đã chỉ ra một cách sáng rõ, thuyết phục sự đan xen tự nhiên giữa lời thuật của nhân vật, lời kể của tác giả, lời độc thoại nội tâm và lời độc thoại hóa đội thoại của nhân vật Hoạn Thư. Đồng thời cũng nêu rõ tác dụng của các lời thoại nêu trên, nhất là tác dụng của lời độc thoại hóa đối thoại: “Độc thoại hóa làm cho tâm tình, dục vọng của nhân vật nổi lên rõ lồ lộ”.

- Nhận xét cách phân tích so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e):  Đoạn so sánh, đánh giá về hình tượng Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân và Từ Hải của Nguyễn Du là một phát hiện đặc sắc là thú vị, giúp người đọc hiểu sâu và rõ hơn các vấn đề được trình bày trong tác phẩm.

- Học hỏi của bản thân ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đỏ của tác giả là:

+ Cần đưa ra các bằng chứng, dẫn chứng và phân tích một cách chi tiết cụ thể.

+ Khẳng định và tóm lại vấn đề vừa phân tích.

+ ….

Câu hỏi 4 (trang 15 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Vận dụng cách khảo sát, phân tích ngữ liệu của tác giả trong đoạn 2c, thực hiện khảo sát, phân tích một đoạn khác trong Truyện Kiều (ví dụ: đoạn cuối trong Trao duyên, đoạn cuối trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh,...).

Trả lời:

- Đoạn cuối tác phẩm Trao duyên:

+ Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

= > Thuật lại sự việc

+ Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

= > Độc thoại

+ Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

= > Là lời nói của Thúy Kiều nói với Kim Trọng, nhưng nghe như độc thoại.

= > Độc thoại hóa khiến cho tâm tình và nỗi đau của Thúy Kiều càng trở nên dằng xé, ai oán…

Câu hỏi 5 (trang 15 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Văn bản trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Trả lời:

- Em biết thêm nhận thức mới:

+ Về độc thoại hóa đối thoại: vừa như nói với người khác lại vừa như nói một mình.

+ Tỉ lệ câu thơ độc thoại nội tâm: có khoảng 50 lần độc thoại nội tâm ngắn dài khoảng 400 câu thơ… 

Câu hỏi 6 (trang 15 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Nêu tóm tắt công việc, thao tác mà theo bạn là không thể thiếu khi thực hiện nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại.

Trả lời:

- Theo em, thao tác không thể thiếu khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại là: + Xác lập cơ sở lí thuyết. Việc xác lập cơ sở lí thuyết giúp cho người đọc người nghe dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt hơn nội dung vấn đề nghiên cứu.

+ Xác định được đề tài, vấn đề và phạm vi nghiên cứu đối tượng

+ …

Đánh giá

0

0 đánh giá