15 câu Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Đạo đức kinh doanh | Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 11

3.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Đạo đức kinh doanh. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.

B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.

Đáp án đúng là: B

Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

A. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.

B. Doanh nghiệp B chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm khi phát hiện hàng hóa bị lỗi.

C. Doanh nghiệp A đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

D. Cửa hàng S thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Đáp án đúng là: A

Nhân viên của Công ty X đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

Câu 3. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần

A. khuyến khích, cổ vũ.

B. lên án, ngăn chặn.

C. thờ ơ, vô cảm.

D. học tập, noi gương.

Đáp án đúng là: A

Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.

Câu 4. Nhận xét về hành vi của cửa hàng T trong trường hợp dưới đây:

Trường hợp. Cửa hàng T chuyên kinh doanh rau và thực phẩm sạch. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng T đã nhập hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là thực phẩm được nhập từ các nông trường có uy tín trên cả nước. Mỗi ngày, khi không bán hết, cửa hàng T còn ngâm tẩm các loại hóa chất để bảo quản hàng hóa được lâu hơn.

A. Cửa hàng T có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.

B. Cửa hàng T đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

C. Cửa hàng T biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.

D. Cửa hàng T đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên, cửa hàng T đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã: buôn bán hàng hóa kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận bất chính.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?

A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.

B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Đáp án đúng là: D

- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.

Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “ ……… là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh”.

A. Ý tưởng kinh doanh.

B. Cơ hội kinh doanh.

C. Mục tiêu kinh doanh.

D. Đạo đức kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

Câu 7. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?

A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.

B. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.

D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

Đáp án đúng là: B

Cửa hàng V thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.

Câu 8. Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các chủ thể sản xuất kinh doang, ngoại trừ việc

A. điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.

B. làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

C. đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

D. thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

Đáp án đúng là: B

- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.

Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

B. Người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp không cần thực hiện đạo đức kinh doanh.

C. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau.

D. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.

Đáp án đúng là: A

Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.

Câu 10. Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh qua hoạt động của công ty B?

Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.

A. Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.

B. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.

C. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.

D. Không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đáp án đúng là: D

Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp B là:

+ Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.

+ Áp dụng mô hình và công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết với người lao động

Câu 11. Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm đạo đức kinh doanh?

Tình huống. Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.

A. Anh M và ông X.

B. Ông X và anh T.

C. Anh M và anh T.

D. Ông X, anh T và anh M.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, ông X và anh T đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vì hoạt động của ông X và anh T đã vi phạm pháp luật. Cụ thể: khai thác cát trái phép; không đăng kí, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy,…

Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

B. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.

C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

D. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.

Đáp án đúng là: C

Đạo đức kinh doanh không chỉ đề cập đến các chủ thể kinh doanh mà còn cả với người lao động tham gia trong cơ sở kinh doanh đó.

Câu 13. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là

A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

Đáp án đúng là: B

- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là:

+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;

+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

Câu 14. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?

A. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

D. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.

Đáp án đúng là: D

Công ty T đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh (cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp A).

Câu 15. Nhận định nào dưới đây sai khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

A. Thực hiện đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng.

B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.

C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.

D. Người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp không cần thực hiện đạo đức kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

Chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

1. Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

- Quan niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

- Vai trò của đạo đức kinh doanh:

+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực;

+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng;

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp;

+ Góp phần xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.

- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ cụ thể:

♦ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng:

+ Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết;

+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;

+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...

♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động:

+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;

+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội:

+ Tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật.

♦ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

Trung thực là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Trắc nghiệm Bài 11: Bình đẳng giới

Đánh giá

0

0 đánh giá