Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 17 (Cánh diều): Việt Nam đầu thế kỉ XX

819

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 1 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động đến những lĩnh vực nào sau đây?

A. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Chi tác động đến kinh tế và xã hội.

C. Làm xuất hiện giai cấp tư sản. on th

D. Dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 2 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây không đúng về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đối với Việt Nam?

A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập, bước đầu phát triển.

B. Biến Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của nước Pháp.

C. Phương thức sản xuất phong kiến được du nhập, bước đầu phát triển mạnh.

D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.

Câu 3 trang 45 SBT Lịch Sử 8: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước

A. phong kiến nửa thuộc địa.

B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.

C. phong kiến có tính chất dân chủ.

D. thuộc địa nửa phong kiến.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 4 trang 45 SBT Lịch Sử 8: Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa

A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.

B. nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.

C. công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.

D. các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.

Câu 5 trang 45 SBT Lịch Sử 8: Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Phan Châu Trinh.

D. Phan Bội Châu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là Phan Bội Châu.

Câu 6 trang 45 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây không đúng là hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?

A. Đề nghị thực dân Pháp cải cách để xoá bỏ chế độ phong kiến.

B. Thành lập Hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du.

C. Sang Trung Quốc và thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).

D. Hoạt động ở nhiều nơi, ủng hộ việc dùng bạo lực đánh đuổi Pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX

+ Thành lập Hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du.

+ Sang Trung Quốc và thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).

+ Ủng hộ việc dùng bạo lực đánh đuổi Pháp.

Câu 7 trang 45 SBT Lịch Sử 8: Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.

C. Phan Đình Phùng.

D. Tôn Thất Thuyết.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là Phan Đình Phùng.

Câu 8 trang 45 SBT Lịch Sử 8: Năm 1906, Phan Châu Trinh có hoạt động yêu nước nào sau đây?

A. Thành lập Hội Duy tân, sau đó đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.

B. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.

C. Gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.

D. Yêu cầu Pháp xoá bỏ chính sách cai trị, trả lại nền độc lập cho Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.

Câu 9 trang 46 SBT Lịch Sử 8: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam trong bối cảnh nào sau đây?

A. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vừa bùng nổ.

B. Các con đường cứu nước của các bậc tiền bối đều không thành công.

C. Trung Kì đang diễn ra phong trào chống thuế, do Phan Chu Trinh lãnh đạo.

D. Các cuộc cách mạng tư sản do các bậc tiền bối lãnh đạo đều bị thất bại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam trong bối cảnh các con đường cứu nước của các bậc tiền bối đều không thành công.

Câu 10 trang 46 SBT Lịch Sử 8: Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

A. mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

B. nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.

C. phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.

D. phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

Câu 11 trang 46 SBT Lịch Sử 8: Năm 1917, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc có hoạt động yêu nước nào sau đây?

A. Tích cực tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kì (Việt Nam).

B. Hoạt động trong tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

C. Đi nhiều nước châu Âu, châu Phi để tìm hiểu phong trào công nhân.

D. Sang Liên Xô tìm hiểu ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Năm 1917, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

Câu 12 trang 46 SBT Lịch Sử 8: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1917 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

A. Đã chuẩn bị đủ các điều kiện cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

B. Kết nối phong trào yêu nước Việt Nam với phong trào công nhân Pháp.

C. Đặt cơ sở cho sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn sau này.

D. Giúp nhân dân biết được nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra trên khắp thế giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1917 có ý nghĩa quan trọng trong việc đặt cơ sở cho sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn sau này.

Câu 13 trang 47 SBT Lịch Sử 8: Chọn từ cho sẵn sau đây đặt vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn viết về sự phân hoá của xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp: A. nông dân, B. địa chủ phong kiến, C. các tầng lớp xã hội mới, D. cơ cấu xã hội Việt Nam, E. sống nghèo khổ.

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho ...(1)... bắt đầu thay đổi và bị phân hoá: giai cấp ...(2)... bị phân hoá thành địa chủ lớn, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ; ...(3)... vẫn chiếm đa số trong xã hội, ...(4)..., nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân; ...(5)... xuất hiện (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên); giai cấp công nhân ra đời, số lượng ngày càng tăng, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.

Lời giải:

Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho cơ cấu xã hội Việt Nam bắt đầu thay đổi và bị phân hoá: giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hoá thành địa chủ lớn, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ;  nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân; các tầng lớp xã hội mới xuất hiện (tiểu tư sản, học sinh, sinh viên); giai cấp công nhân ra đời, số lượng ngày càng tăng, tập trung nhiều trong các cơ sở kinh tế chủ chốt của Pháp.

Câu 14 trang 47 SBT Lịch Sử 8: Chọn thông tin cho sẵn sau đây đặt vào các ô từ (1) đến (4) của sơ đồ trong hình 17.1:

A. Thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ.

B. Viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.

C. Sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.

D. Sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

Chọn thông tin cho sẵn sau đây đặt vào các ô từ 1 đến 4 của sơ đồ trong hình 17.1

Lời giải:

Sắp xếm thông tin theo thứ tự sau:

(1) Viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.

(2) Sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

(3) Sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.

(4) Thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ.

Câu 15 trang 48 SBT Lịch Sử 8: Quan sát các hình từ 17.2 đến 17.4, hãy:

a) Xác định đúng tên gọi của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

b) Giới thiệu ngắn gọn về một nhà yêu nước mà em ấn tượng nhất (theo gợi ý: những hoạt động tiêu biểu, vai trò của nhân vật đối với lịch sử dân tộc).

c) Kể tên những địa phương có trường học hoặc đường phố mang tên các nhà yêu nước này.

Quan sát các hình từ 17.2 đến 17.4 hãy trang 48 SBT Lịch Sử 8

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Hình 17.2 Phan Bội Châu

- Hình 17.3 Phan Châu Trinh

- Hình 17.4 Nguyễn Tất Thành

♦ Yêu cầu b) giới thiệu về Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu (1867 - 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, Nghệ An. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới.

- Năm 1900, Phan Bội Châu bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người cùng chí hướng.

- Năm 1904, ông lập ra Duy tân hội - tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta

- Năm 1905, ông lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản. Từ đó, suốt hai mươi năm ông bôn ba rất nhiều nước để mưu sự phục quốc nhưng việc không thành

- Năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải, Trung Quốc, sau đưa ông ra xử công khai tại Hà Nội. Ông bị giam lỏng tại Huế cho đến khi qua đời.

♦ Yêu cầu c) Một số địa phương có trường học hoặc đường phố mang tên các nhà yêu nước này là: Hà Nội, Nghệ An, Quảng Nam,…

Câu 16 trang 48 SBT Lịch Sử 8: Vì sao trong những năm 1905 - 1908, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản đánh đuổi thực dân Pháp, đến năm 1911 lại sang Trung Quốc hoạt động?

Lời giải:

- Trong những năm 1905 - 1908, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản đánh đuổi thực dân Pháp, vì: ông hi vọng Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” sẽ giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và các thanh niên Việt Nam về nước (1908), ông không còn tin tưởng vào người Nhật nữa.

- Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Cuộc cách mạng đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh, thành lập nền Cộng hoà Trung Hoa Dân quốc, mở đường cho nền kinh tế tư bản phát triển. Từ đó, Phan Bội Châu có cảm tình với tư tưởng “Tam dân” (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn. Ông đã quyết định đi theo chủ nghĩa “Tam dân”, nhưng vẫn chủ trương dùng bạo lực để đánh Pháp.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá