Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 13 (Cánh diều): Trung Quốc và Nhật Bản

1.9 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Câu 1 trang 32 SBT Lịch Sử 8:Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình các nước đế quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc?

A. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh.

B. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Tân Sửu.

C. Thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện.

D. Thực dân Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sự kiện Thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện đã mở đầu cho quá trình các nước đế quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc

Câu 2 trang 32 SBT Lịch Sử 8: Năm 1901, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ đã lật đổ triều đình Mãn Thanh.

B. Triều đình Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Tân Sửu.

C. Trung Quốc trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

D. Trung Quốc bị các nước đế quốc cai trị hoàn toàn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Năm 1901, Triều đình Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Tân Sửu.

Câu 3 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ là do triều đình Mãn Thanh

A. kí Hiệp ước Nam Kinh với các đế quốc.

B. không tiến hành duy tân đất nước.

C. ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”.

D. bắt giữ và xử tội Tôn Trung Sơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sự kiện châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ là do triều đình Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”.

Câu 4 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?

A. Trung Quốc Đồng minh hội.

B. Tân Hoa xã.

C. Đảng Cộng sản Trung Quốc.

D. Trung Hoa Dân quốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội.

Câu 5 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là đã

A. xoá bỏ toàn bộ tàn tích của chế độ phong kiến.

B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà.

C. thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước châu Á.

D. giải phóng Nhật Bản thoát khỏi sự cai trị của phương Tây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là đã thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước châu Á.

Câu 6 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện

A. nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.

B. nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động sôi nổi.

C. trào lưu cải cách, duy tân ở nhiều địa phương trên cả nước.

D. các tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.

Câu 7 trang 33 SBT Lịch Sử 8: Chọn những từ cho sẵn sau đây đặt vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn thông tin về kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc: A. cộng hoà, B. dân tộc, C. tư bản, D. quân chủ, E. phong trào.

Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ ...(1)... chuyên chế, thiết lập nền ...(2)..., tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa ...(3)... ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng này còn ảnh hưởng lớn đến ...(4)... giải phóng ...(5)... ở một số nước châu Á.

Lời giải:

Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng này còn ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Câu 8 trang 34 SBT Lịch Sử 8: Ghép thông tin ở cột B với nội dung ở cột A sao cho đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

Ghép thông tin ở cột B với nội dung ở cột A sao cho đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản

Lời giải:

Ghép thông tin theo thứ tự sau: 1 - C;       2-D;    3 - E;              4-B;               5 - A.

Câu 9 trang 34 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 13.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày quá trình bành trướng của đế quốc Nhật Bản

Quan sát hình 13.1 và dựa vào kiến thức đã học hãy trình bày quá trình bành trướng của đế quốc Nhật Bản

Lời giải:

- Quá trình bành trướng của đế quốc Nhật Bản:

+ Giai đoạn 1872 - 1879: chiếm vùng quần đảo Lưu Cầu.

+ Năm 1895: chiếm Đài Loan.

+ Năm 1905: chiếm bán đảo Liêu Đông (Trung Quốc), nam đảo Xa-kha-lin. - Năm 1910: chiếm bán đảo Triều Tiên.

+ Năm 1914: chiếm Sơn Đông (Trung Quốc).

+ Bên cạnh đó, Nhật Bản còn có phạm vi ảnh hưởng ở vùng Mãn Châu, Phúc Châu (Trung Quốc).

Câu 10 trang 34 SBT Lịch Sử 8:Tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về nhân vật lịch sử trong hình 13.2.

Tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về nhân vật lịch sử trong hình 13.2

Lời giải:

- Nhân vật: Nhật hoàng Minh Trị.

- Năm sinh - năm mất: 1852 - 1912.

- Thời gian trị vì: 1867 - 1912.

- Công lao, đóng góp: được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản; là người đã tiến hành canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

I. Trung Quốc

1. Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc

- Vào thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc đang trong quá trình suy yếu, trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc phương Tây.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh Diều): Trung Quốc và Nhật Bản (ảnh 1)

- Cuộc Chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh tiến hành những năm 1840 – 1842, đã mở đầu quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. 

- Triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (8-1842) với các điều khoản nặng nề.

- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường “xâu xé”, xâm lược Trung Quốc.

- Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

2. Cách mạng Tân Hợi

- Tháng 5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoả đường sắt nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi quốc gia => Châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911).

- Dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc Đồng minh hội (do Tôn Trung Sơn đứng đầu), Cách mạng Tân Hợi có nhiệm vụ lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ cộng hoà.

- Kết quả

+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hoà

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

II. Nhật Bản

1. Cuộc Duy tân Minh Trị 

- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược. 

- Tháng 1-1868 Nhật hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Giáo dục, Quân sự.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13 (Cánh Diều): Trung Quốc và Nhật Bản (ảnh 1)

- Cuộc Duy tân Minh Trị đã thành công, giúp Nhật Bản bảo vệ được nền độc lập.

- Duy tân Minh Trị mang tính chất và ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

- Thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước trong khu vực.

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản

- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản từng bước hình thành: xuất hiện của các công ty độc quyền và việc xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành đường sắt và hàng hải phát triển. 

- Sự tập trung sản xuất dẫn đến xuất hiện nhiều công ty độc quyền như Mít-xơi, Mít-su-bi-si,... Các công ty này có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế, chính trị ở Nhật Bản.

- Sự phát triển về kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị để giới cầm quyền Nhật Bản thực thi chính sách xâm lược thuộc địa và bành trướng lãnh thổ. 

- Nhật Bản đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc chiến tranh như chiến tranh Trung – Nhật(1894 – 1895), chiến tranh xâm lược Đài Loan (1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905),... 

- Tập đoàn tư bản Nhật Bản cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác tài nguyên, nhân lực.

Đánh giá

0

0 đánh giá