Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi phía Bắc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Đại Việt đã thực hiện quá trình khai thác ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2 trang 13 SBT Lịch Sử 8: Khi mới thành lập, phủ Gia Định gồm hai huyện nào?
A. Phước Long và Tân Bình.
B. Tân Bình và Bến Nghé.
C. Thái Khang và Phước Long.
D. Tân Bình và Diên Ninh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khi mới thành lập, phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình
A. Thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm.
B. Khai thác các sản vật trên biển như tôm, cá, ốc.
C. Xây dựng đài tưởng niệm để tri ân đội Hoàng Sa.
D. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Xây dựng đài tưởng niệm để tri ân đội Hoàng Sa không phải là hoạt động dưới thời các chúa Nguyễn trong việc xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
A. Đặt cơ sở cho sự thành lập Vương triều Nguyễn.
B. Tránh được sự nhòm ngó, xâm lược của thực dân Pháp.
C. Khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.
D. Khẳng định chủ quyền duy nhất của Việt Nam trên khu vực Biển Đông.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII - XVIII) đã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.
Lời giải:
Ghép thông tin theo thứ tự sau:
(1) - C |
(2) - D |
(3) - E |
(4) - G |
(5) A |
(6) - B |
Câu 6 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 5.2, hãy:
a) Cho biết đây là bản đồ gì, bản đồ đó vẽ vùng đất nào của Việt Nam dưới thời Nguyễn.
b) Nêu ý nghĩa của việc vẽ bản đồ này.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
- Đây là bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn vào thế kỉ XVII. Trên bản đồ này chú thích khá cụ thể về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền của Chúa Nguyễn được xác lập ở đó.
♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa: góp phần khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 7 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời các câu hỏi:
“cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoả vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiến, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kì tháng 8 thì về”.
(Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.155)
a) Nêu những hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải.
b) Trình bày ý nghĩa của những hoạt động đó đối với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Những hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải: khai thác sản vật (chim, cá, đồi mồi, hải sâm,...); thu lượm đồ của tàu bị đắm (vũ khí, kim loại, đồ sứ,...)
♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa của những hoạt động trên: khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này
Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII
Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
I. Khái quát quá trình khai phá của Đại Việt
- Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê – Trịnh là quá trình khai phá của Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.
- Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.
II. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn
- Trước thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là khu vực hoang sơ.
- Từ thế kỉ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, như thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm, khai thác sản vật,...
- Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII − XVIII đã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.