Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 8 (Cánh diều): Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

2.5 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Câu 1 trang 19 SBT Lịch Sử 8: Đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài có biểu hiện nào sau đây?

A. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác phát triển.

B. Hoạt động đắp đê, làm thuỷ lợi được đặc biệt chú trọng.

C. Nạn vỡ đê, mất mùa chấm dứt.

D. Tình trạng ruộng đất bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

Câu 2 trang 19 SBT Lịch Sử 8: Nét nổi bật về kinh tế thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?

A. Các nghề thủ công truyền thống bị mai một và kém phát triển.

B. Ngành khai thác mỏ phát triển mạnh trên quy mô lớn.

C. Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.

D. Thợ thủ công đã chế tạo được các tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nét nổi bật về kinh tế thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là: các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.

Câu 3 trang 19 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây là điểm mới về hoạt động ngoại thương của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII ?

A. Thăng Long (Hà Nội) trở thành trung tâm buôn bán duy nhất của cả nước.

B. Vân Đồn (Quảng Ninh) trở thành nơi duy nhất buôn bán với nước ngoài.

C. Thu hút được nhiều thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán.

D. Thương nhân châu Á bắt đầu đến Đại Việt để trao đổi, buôn bán.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Điểm mới về hoạt động ngoại thương của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII là: thu hút được nhiều thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán.

Câu 4 trang 19 SBT Lịch Sử 8: Một trong những chuyển biến lớn về tôn giáo của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?

A. Nho giáo không được đề cao trong giáo dục và khoa cử.

B. Hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo ngày càng gia tăng.

C. Phật giáo và Đạo giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống.

D. Nhiều tín ngưỡng truyền thống ở làng xã bị mai một.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Một trong những chuyển biến lớn về tôn giáo của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là: hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo ngày càng gia tăng.

Câu 5 trang 19 SBT Lịch Sử 8: Ý nào sau đây không đúng về nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII?

A. Xuất hiện nghệ thuật múa rối.

B. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.

C. Nghệ thuật sân khấu phát triển với các loại hình như chèo, tuồng,

D. Xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,...

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII:

+ Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.

+ Nghệ thuật sân khấu phát triển với các loại hình như chèo, tuồng,

+ Xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,...

- Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện vào khoảng thời Lý.

Câu 6 trang 20 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 8.1, hãy:

a) Cho biết tên của nhân vật lịch sử theo gợi ý: đây là người đặt nền tảng cho chữ Quốc ngữ.

b) Tìm hiểu và nêu những đóng góp của nhân vật này đối với nền văn hoá Việt Nam.

Quan sát hình 8.1 hãy Cho biết tên của nhân vật lịch sử theo gợi ý: đây là người đặt nền tảng cho chữ Quốc ngữ

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Đây là giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt.

♦ Yêu cầu b) Đóng góp của A-lếch-xăng đờ Rốt đối với nền văn hoá Việt Nam: Ông là một trong những giáo sĩ phương Tây đã đặt nền tảng cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ - chữ viết chính thức của Việt Nam ngày nay.

Câu 7 trang 20 SBT Lịch Sử 8: Ghép thành tựu văn học ở cột A với các tác phẩm ở cột B sao cho đúng.

Ghép thành tựu văn học ở cột A với các tác phẩm ở cột B sao cho đúng

Lời giải:

Ghép: 1 – B, C;                    2 – A, D

Câu 8 trang 20 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 8.2, hãy:

a) Cho biết tên của địa danh theo gợi ý: là một đô thị cổ ở Quảng Nam.

b) Tìm hiểu và giới thiệu vị trí địa lí, giá trị lịch sử, văn hoá của địa danh này.

Quan sát hình 8.2 hãy Cho biết tên của địa danh theo gợi ý: là một đô thị cổ ở Quảng Nam

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Tên địa danh: Phố cổ Hội An

♦ Yêu cầu b) Giới thiệu về phố cổ Hội An

Nếu có một lần được đặt chân tới tỉnh Quảng Nam, bạn đừng quên ghé thăm một khu phố cổ với những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, con đường đèn lồng ngập sắc đỏ,… đến các món ăn truyền thống. Đó là Phố cổ Hội An - một phố cổ làm say lòng người khi bạn đặt chân tới nơi đây.

Phố cổ Hội An là một đô thị nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà có kiến trúc truyền thống độc đáo, những ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi, đặc biệt là những lễ hội truyền thống được diễn ra trong không gian lung linh của ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn lồng,…

Đầu tiên, phố cổ Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống. Một điều rất may mắn là nơi đây tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ XX, cho nên những giá trị kiến trúc của phố cổ gần như vẫn còn nguyên vẹn.

Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường ngăn cách, thường chỉ có một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống, được xây dựng sát nhau. Mỗi ngôi nhà ở phố cổ Hội An đều được bố trí phù hợp với không gian hẹp, dài bao gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Chính những kiến trúc độc đáo ấy đã thu hút ngày càng nhiều khách thăm quan tới phố cổ Hội An.

Những ngôi chùa, đền miếu cổ ở đây cũng là nơi được nhiều du khách quan tâm. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm, được biết đến sớm nhất là chùa Chúc Thánh, và chùa Cầu. Bên cạnh đó, ở Hội An cũng lưu giữ được nhiều hội quán – nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa, tiêu biểu là: hội quán Phúc Kiến; hội quán Quảng Đông,…

Những lễ hội truyền thống hiện nay cũng giúp Hội An mang một sức thu hút riêng. Đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội đêm rằm phố cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Bên cạnh những địa điểm du lịch, những món ăn truyền thống ở phố cổ Hội An, như: cao lầu, mì Quảng,… cũng được khách du lịch dành nhiều sự quan tâm.

Bao nét đặc sắc riêng biệt ấy đã kiến phố cổ Hội An trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Khi đã ghé thăm nơi đây, chắc chắn bạn sẽ muốn trở lại mảnh đất cổ xưa nên thơ, hữu tình này một lần nữa.

Câu 9 trang 20 SBT Lịch Sử 8: Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn ngắn giới thiệu một thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp hoặc văn học, nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII mà em ấn tượng nhất.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về làng tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính, bao gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh. Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn. Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

I. Tình hình kinh tế

* Về nông nghiệp

- Đàng Ngoài

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài vẫn tiếp tục phát triển.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương

+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

- Đàng Trong

+ Chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới. 

+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

* Về thủ công nghiệp

- Trong các thế kỉ XVI – XVIII, các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước.

* Về thương nghiệp

- Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước. 

- Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),...

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Cánh Diều): Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)

- Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đến Đại Việt buôn bán, lập thương điểm. 

- Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...

- Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

II. Những chuyển biến về văn hoá

* Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Từ thế kỉ XVI, Nho giáo tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử. 

- Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. 

- Nhiều chùa mới được xây dựng.

- Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. 

- Ở làng xã, các tín ngưỡng truyền thống được duy trì như thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,....

* Về chữ viết

- Từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.

* Về văn học

- Trong các thế kỉ XVI – XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... 

- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại, như truyện tiếu lâm, thơ lục bát, thơ song thất lục bát,...

* Về nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo, sống động. 

- Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,... 

- Thế kỉ XVII – XVIII xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,...

Đánh giá

0

0 đánh giá