Chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứu tuyệt Đường luật mà em yêu thích và ghi lại

338

Với giải Bài tập 3 trang 32 VTH Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ Văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài tập 3 trang 32 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứu tuyệt Đường luật mà em yêu thích và ghi lại những thông tin chính về bài thơ đó:

- Tên bài thơ và tác giả: ……………….

- Đặc điểm về luật bằng trắc: niêm, vần, nhịp, đối:

+ Luật bằng trắc: ……………..

+ Niêm: ……………

+ Vần: …………….

+ Nhịp: ……………

+ Đối: ……………..

- Bố cục và ý chính của từng phần: …………………

- Chủ đề: ……………………..

- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật: …………………

Trả lời:

- Tên bài thơ và tác giả: “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến

- Đặc điểm về luật bằng trắc: niêm, vần, nhịp, đối:

+ Luật bằng trắc: Luật trắc

+ Niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.

+ Vần: nhà – xa – gà – hoa – ta.

+ Nhịp: 4/3

+ Đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

- Bố cục và ý chính của từng phần:

+ Phần 1 (câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

+ Phần 3 (câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

Đánh giá

0

0 đánh giá