Với giải Bài tập 7 trang 21 VTH Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Ngữ Văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển
Bài tập 7 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích 2 câu thơ em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì bài Câu cá mùa thu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động: cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ, bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần “eo” nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.
Xem thêm lời giải Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 19
C. Thực hành nói và nghe trang 30
D. Thực hành củng cố, mở rộng trang 31
Thực hành đọc mở rộng trang 33
Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: