Hoàn thành phiếu ghi chú dưới đây để chuẩn bị nội dung bài nói: Phiếu ghi chú: Sản phẩm văn hóa

602

Với giải Thực hành nói và nghe trang 30 VTH Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ Văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Hoàn thành phiếu ghi chú dưới đây để chuẩn bị nội dung bài nói:

PHIẾU GHI CHÚ

a. Sản phẩm văn hóa truyền thống mà em quan tâm: …………….

b. Một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống đó (xuất xứ, đặc điểm của sản phẩm,…): ……………….

c. Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về sản phẩm văn hóa truyền thống:

- Hiện trạng: ……………

- Giá trị: ………………..

- Hướng bảo tồn, phát triển: ……………….

d. Ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại:…………

Trả lời:

PHIẾU GHI CHÚ

a. Sản phẩm văn hóa truyền thống mà em quan tâm: Bánh chưng

b. Một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống đó (xuất xứ, đặc điểm của sản phẩm,…): Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy,… Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

c. Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về sản phẩm văn hóa truyền thống:

- Hiện trạng: Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.Bên cạnh phần lớn gia đình Việt vần còn giữ nếp nấu bánh chưng ngày Tết thì vẫn còn một bộ phận xem nhẹ mà ưa chuộng những thứ bánh nước ngoài,….

- Giá trị: Một món ăn đặc trưng, tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước của người Việt.

- Hướng bảo tồn, phát triển: Giữ gìn, bảo tồn và phát triển, đưa món bánh chưng phát triển ra cả Quốc tế,…

d. Ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại: Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Đánh giá

0

0 đánh giá