Thảo luận theo nhóm về cách xử lí tình huống khi gặp một người bị say nắng (cảm nóng) và một người bị cảm lạnh

1.4 K

Với giải Hoạt động trang 164 Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Hoạt động trang 164 KHTN lớp 8: Thảo luận theo nhóm về cách xử lí tình huống khi gặp một người bị say nắng (cảm nóng) và một người bị cảm lạnh.

Trả lời:

- Cách xử lí tình huống khi gặp người bị say nắng (cảm nóng): Cần nhanh chóng di chuyển người bị say nắng đến nơi thoáng mát để tiến hành những biện pháp sơ cứu, đồng thời, gọi cấp cứu (115) nếu cần thiết. Thực hiện sơ cứu làm hạ thân nhiệt của bệnh nhân bằng một số cách như: cởi bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

- Cách xử lí tình huống khi gặp người bị cảm lạnh: Cần di chuyển người bị cảm lạnh đến nơi khô ráo, ấm áp; gọi cấp cứu (115) nếu cần thiết. Sơ cứu làm tăng thân nhiệt của bệnh nhân bằng cách: cởi hết quần áo ướt; làm ấm cơ thể bằng quần áo và chăn khô, uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm,… Nếu người bị cảm lạnh do thời tiết có các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi,… thì cần cho người bệnh ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể, xúc mũi họng bằng nước muối sinh lí ấm kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Lý thuyết Điều hoà thân nhiệt ở người

1. Khái niệm thân nhiệt

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể, được đo bằng đơn vị độ C.

- Nhiệt độ cao nhất trong cơ thể là ở gan, và thấp nhất là ở da.

- Thân nhiệt bình thường ở người dao động từ 36,5 - 37,5 độ C.

- Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử, với các bước chuẩn bị và thực hiện nhất định.

2. Vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người

- Thân nhiệt của người được duy trì ổn định quanh một giá trị nhất định, giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.

- Cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định bao gồm cơ chế điều chỉnh tuyến mồ hôi, tuyến giáp, cơ chế đốt cháy năng lượng trong cơ thể và cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cơ thể.

- Vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt:

Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường hay thân nhiệt tăng cao, não gửi tín hiệu đến mao mạch và tuyến mồ hôi để kích thích sự giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, và tăng toả nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường thấp hoặc thân nhiệt giảm, sẽ có các phản ứng ngược lại làm giảm toả nhiệt. 

3. Một số phương pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể 

- Để phòng chống nóng, cần giữ cơ thể mát mẻ bằng cách đội mũ, nón khi làm việc ngoài trời và tránh chơi thể thao dưới ánh nắng trực tiếp. Khi mồ hôi ra nhiều, không nên tắm ngay hay ngồi trước quạt và ở nơi có gió mạnh. Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vùng ngực, cổ, chân, tay và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao khả năng chống nóng, lạnh của cơ thể.

- Duy trì ổn định thân nhiệt ở người là rất quan trọng để các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Thân nhiệt của người được duy trì ổn định quanh một giá trị nhất định ngay cả khi nhiệt độ môi trường cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Thần kinh và các cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc duy trì thân nhiệt

 
Đánh giá

0

0 đánh giá