Lý thuyết KHTN 8 Bài 11 (Cánh diều 2024): Oxide

3 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 11: Oxide sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 11: Oxide

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 11: Oxide

I. Khái niệm oxide

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

Ví dụ một số oxide có nhiều trong tự nhiên:

+ Silicon dioxide (SiO2) – thành phần chính của cát.

+ Aluminium oxide (Al2O3) – thành phần chính của quặng bauxite (boxit).

+ Carbon dioxide (CO2) có trong không khí.

II. Phân loại oxide

Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân thành 4 loại: Oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính.

- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Đa số các oxide kim loại là oxide base, như: CuO, CaO, MgO, …

- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước. Các oxide acid thường là oxide của các phi kim, như: CO2, SO2, SO3, P2O5, …

- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp, như: Al2O3, ZnO, …

- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base. Một số oxide trung tính, như: CO, NO, N2O,…

III. Tính chất hoá học của oxide

1. Oxide base tác dụng với dung dịch acid

Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

2. Oxide acid tác dụng với dung dịch base

Oxide acid tác dụng được với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 11: Oxide

Câu 1.Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

A.CO2.

B.  K2O.

C. Al2O3.                      

D. CO.

Đáp án đúng là: D

Oxide trung tính là oxide không có tính chất của oxide acid cũng không có tính chất của oxide base.

CO là oxide trung tính.

Câu 2.Oxide nào sau đây là oxide lưỡng tính?

A.SO2.

B.  N2O.

C. Al2O3.                      

D. CO.

Đáp án đúng là: C

Oxide lưỡng tính lànhững oxide tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

Al2O3 là oxide lưỡng tính.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Câu 3.Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười là một chất khí không màu, không mùi. Khi người dùng hít vào cho cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Bên cạnh đó, người dùng gặp ảo giác và các triệu chứng đau đầu, nôn, mệt mỏi, rùng mình,...Thành phần chính của bóng cười là dinitrogen oxide có công thức hoá học là

A.NO2.

B.  N2O.

C. NO.                          

D. CO.

Đáp án đúng là: B

Thành phần chính của bóng cười là dinitrogen oxide có công thức hoá học là N2O.

Câu 4.Khi sản xuất nước ngọt có gas người ta thường oxide nào ở áp suất cao để tăng khả năng hòa tan của oxide đó trong nước

A.SO2.

B.  CO2.

C. Cr2O3.                      

D. CaO.

Đáp án đúng là: C

Khí được nén trong nước ngọt có gas là CO2.

Câu 5.Dãy chất gồm các oxide base là

A. CuO, NO, MgO, CaO.

B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Đáp án đúng là: B

Các oxide base là CuO, CaO, MgO, Na2O.

Câu 6. Oxide acid có đặc điểm là

A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

B.tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

C.không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

D.chỉ tác dụng được với muối.

Đáp án đúng là: B

Oxide acid lànhững oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Câu 7. Oxide là

A. hỗn hợp các nguyên tố oxygen với một số nguyên tố hóa học khác.

B.hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.

C.hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.

D.hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

Đáp án đúng là: C

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.

Ví dụ Na2O, SO2

Câu 8. Oxide lưỡng tính có đặc điểm là

A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

B.tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

C.tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

D.chỉ tác dụng được với muối.

Đáp án đúng là: C

Oxide lưỡng tính lànhững oxide tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

Ví dụ: Al2O3

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Câu 9. Oxide base có đặc điểm là

A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

B.tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

C.không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

D.chỉ tác dụng được với muối.

Đáp án đúng là: A

Oxide base lànhững oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ: MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.

Câu 10.Oxide nào sau đây là oxide acid (acidic oxide)?

A.SO2.

B.  Na2O.

C. Al2O3.                      

D. CO.

Đáp án đúng là: A

SO2 là oxide acid (acidic oxide).

Câu 11.Một oxide được sử dụng phần lớn để sản xuất H2SO4. Ngoài ra, oxide đó còn được dùng để tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, làm chất diệt nấm mốc. Oxide đó là

A.SO2.

B.  BaO.

C. Al2O3.                      

D. MgO.

Đáp án đúng là: A

Oxide dùng để sản xuất H­2SO4 và dùng để làm chất tẩy trắng là SO2.

Câu 12.Dãy chất gồm các oxide acid là

A.CO2, SO2, NO, P2O5.

B. CO2, SO2, Na2O, NO2.

C.SO2, P2O5, CO2, SO3.

D.H2O, CO, NO, Al2O3.

Đáp án đúng là: C

Dãy chất gồm các oxide acid là SO2, P2O5, CO2, SO3.

Câu 13.Cho 23,5 gam potassium oxide (K2O) tác dụng với vừa đủ 250 ml HCl thu được KCl và H2O. Nồng độ mol của HCl là

A.1M.B.  2M.

C. 0,5M.                        D. 1,5M.

Đáp án đúng là: B

nK2O=23,594=0,25  (mol)PTHHK2O+2HCl2KCl+H2O0,250,5(mol)

nHCl=2nK2O=2.0,25=0,5(mol)CHCl=0,50,25=2(M)

Câu 14.Một oxide của sulfur có thành phần phần trăm của O bằng 50%. Biết oxide này có khối lượng mol phân tử là 64 gam/mol. Công thức hóa học của oxide là

A.SO2.B.  SO.

C. SO3.                          D. SO4.

Đáp án đúng là: A

Công thức hóa học của oxide có dạng SxOy

MSxOy=xMS+yMO=32x+16y=64%mS=32x64=50%x=1,y=2

Câu 15.Cho sơ đồ phản ứng:

X + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

Chất X là

A. CO2.

B. SO2.

C. CO.

D. CO3.

Đáp án đúng là: A

Chất X là CO2.

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2.

Video bài giảng KHTN 8 Bài 11: Oxide - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá