Lý thuyết KHTN 8 Bài 6 (Cánh diều 2024): Nồng độ dung dịch

3.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

I. Độ tan của một chất trong nước

Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

Ví dụ:

Cho một thìa muối ăn vào nước và khuấy đều.

Trong quá trình này, muối ăn là chất tan, nước là dung môi và nước muối là dung dịch.

1. Định nghĩa

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Các chất khác nhau có độ tan khác nhau.

Ví dụ:

Độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36 g/100 g H2O.

2. Cách tính độ tan của một chất trong nước

Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:

S=mct×100mnuocg/100gH2O

Trong đó:

mct là khối lượng của chất tan được hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hoà, có đơn vị là gam.

mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước

- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.

Ví dụ: Độ tan của đường ăn trong nước ở 30oC là 216,7 gam trong khi ở 60oC là 288,8 gam.

- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.

II. Nồng độ dung dịch

Để biểu thị lượng chất tan có trong một lượng dung môi hoặc lượng dung dịch cụ thể người ta dùng khái niệm nồng độ dung dịch.

Có hai loại nồng độ dung dịch thường được sử dụng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

C%=mct×100mdd(%)

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.

mdd là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.

Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng của chất tan và khối lượng dung môi.

Nếu biết được nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta có thể xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch theo các biểu thức sau:

mct=mdd×C%100;mdd=mct×100C%

2. Nồng độ mol của dung dịch

Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/L và thường được kí hiệu là M.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:

CM=nV

Trong đó:

n là số mol chất tan, có đơn vị là mol.

V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít.

Nếu biết được nồng độ mol của dung dịch ta có thể xác định được số mol chất tan và thể tích dung dịch theo các biểu thức sau:

n=CM×V;V=nCM

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

Câu 1: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:

A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hoà.

C. số gam chất tan có trong 100 gam nước.

D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án đúng là: A

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Câu 2: Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

A. C%=mctmH2O.100                                    

B.  C%=mddmct.100%  

C.  C%=mctmdd.100%                                      

D.  C%=mH2Omct.100%

Đáp án đúng là: C

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là . C%=mctmdd.100%

Câu 3: Hòa tan 50 gam NaCl vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ là:

A. 15%.

B. 20%.

C. 10%.

D. 5%.

Đáp án đúng là: C

Khối lượng của dung dịch thu được là: mdd = mNaCl + mnước = 50 + 450 = 500 gam

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm, ta có:

C%NaCl=mctmdd.100%=mNaClmdd.100%=50500.100%=10%

Câu 4: Độ tan của NaCl trong nước ở 20oC là 36 gam. Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì thu được dung dịch loại nào?

A. Chưa bão hòa.

B. Quá bão hòa.

C. Bão hòa.

D. Huyền phù.

Đáp án đúng là: A

Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa là

C%NaClbh=36100.100%=36%

Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước, ta có:

Khối lượng của dung dịch thu được là: mdd = 14 + 40 = 54 gam

Nồng độ phân trăm của dung dịch trên là:

C%=1454.100%=25,92% < C%NaCl bh

Vậy dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hòa.

Câu 5: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?

A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.

B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.

D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

Đáp án đúng là: B

Nồng độ phần trăm của dung dịch được tính bằng công thức C%=mctmdd.100%

C% tỉ lệ thuận với mct và tỉ lệ nghịch với mdd.

Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.

Câu 6: Dung dịch là hỗn hợp

A. của chất rắn trong chất lỏng.

B. của chất khí trong chất lỏng.

C. đồng nhất của chất rắn và dung môi.

D. đồng nhất của dung môi và chất tan.

Đáp án đúng là: D

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 7: Nồng độ mol/lít của dung dịch là

A. số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

B. số gam chất tan trong 1 lít dung môi.

C. số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

D. số mol chất tan trong 1 lít dung môi.

Đáp án đúng là: C

Nồng độ mol/lít của dung dịch là số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

Câu 8: Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó được gọi là dung dịch

A. bão hòa.

B. chưa bão hòa.

C. huyền phù.

D. nhũ tương.

Đáp án đúng là: B

Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó được gọi là dung dịch chưa bão hòa.

Câu 9: Độ tan của một chất trong nước là gì?

A. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

C. Là số gam chất đó không tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Đáp án đúng là: A

Độ tan là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Câu 10: Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là

A.CM=mV.                 

B.CM=nV.100%.      

C. CM=Vm.

D. CM=nV.

Đáp án đúng là: D

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là CM=nV.

Câu 11: Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Đáp án đúng là: A

Phát biểu đúng là: “Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước”.

Câu 12: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước?

A. 20 gam.

B. 30 gam.

C. 45 gam.

D. 12 gam.

Đáp án đúng là: B

45 gam muối được hòa tan trong 150 gam nước

 100 gam nước hòa tan được 45×100150=30 gam

Vậy độ tan của K2CO3 ở 20oC là 30 gam.

Câu 13: Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là

A. 14 gam.

B. 15 gam.

C. 16 gam.

D. 17 gam.

Đáp án đúng là: B

mCuSO42%=C%.mdd100=2.150100=3g=mCuSO420%mddCuSO420%=mCuSO420%.100C%=3.10020=15g

Câu 14: Hòa tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 ml dung dịch. Cần thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dung dịch này để được dung dịch có nồng độ 0,1M?

A. 150 ml.

B. 160 ml.

C. 170 ml.

D. 180 ml.

Đáp án đúng là: A

nNaOH=440=0,1 molCMNaOH=0,10,4=0,25MnNaOH/100ml=CM.V=0,25.0,1=0,025 molVddNaOH=0,0250,1=0,25lVH2O=0,250,1=0,15l=150ml

Câu 15: Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9%, khối lượng riêng gần bằng 1g/ml. Để pha chế 1 lít nước muối sinh lý thì cần dùng bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu ml nước cất (Dnước cất = 1g/ml)?

A. 9 gam NaCl, 1000ml nước cất.                    

B. 9 gam NaCl, 991 ml nước cất.

C. 0,9 gam NaCl, 1000ml nước cất.                 

D. 0,9 gam NaCl, 991 ml nước cất.

Đáp án đúng là: B

Cứ 100 gam dung dịch hòa tan hết 0,9 gam NaCl

      1000 gam dung dịch hòa tan hết ? gam NaCl

 mNaCl=0,9.1000100=9 g

 mnước cất = 1000 – 9 = 991 g hay 991 ml (do khối lượng riêng của nước cất là 1g/ml).

Video bài giảng KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá