Sách bài tập KHTN 8 Bài 6 (Cánh diều): Nồng độ dung dịch

4.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

Bài 6.1 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Ở 25 oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3. Độ tan của KNO3 ở 25 oC là

A. 32 gam/100 gam H2O.                                 B. 36 gam/100 gam H2O.

C. 80 gam/100 gam H2O.                                 D. 40 gam/100 gam H2O.

Lời giải:

Ở 25 oC, 250 gam nước có thể hòa tan tối đa 80 gam KNO3.

Ở 25 oC, 100 gam nước có thể hòa tan tối đa x gam KNO3.

Vậy x = 100.80250 = 32 gam.

Bài 6.2 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Khối lượng CuSO4 có trong 100 ml dung dịch CuSO4 0,5M là

A. 80 gam.                     B. 160 gam.               C. 16 gam.                 D. 8 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Số mol CuSO4: n = 0,1 × 0,5 = 0,05 mol.

Vậy khối lượng CuSO4 có trong dung dịch: m = 0,05 × 160 = 8 gam.

Bài 6.3 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Rót 300 ml nước vào bình có chứa sẵn 200 ml sodium chloride 0,50M và lắc đều, thu được dung dịch sodium chloride mới. Nồng độ mol của dung dịch thu được là

A. 0,05 M.                     B. 0,10 M.                  C. 0,20 M.                  D. 0,03 M.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Số mol NaCl: n = 0,2 × 0,5 = 0,1 mol.

Thể tích dung dịch sau pha: Vdd = 0,2 + 0,3 = 0,5 lít

Nồng độ mol của dung dịch thu được là:

CM = 0,10,5= 0,20 M.

Bài 6.4 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Đồ thị sau cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của ba chất khác nhau trong nước.

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Đối với chất 1, khi nhiệt độ tăng thì độ tan giảm.

B. Độ tan của chất 2 ở 70 oC gấp đôi ở 0 oC.

C. Ở 20 oC, độ tan của chất 1 gấp đôi chất 3.

D. Độ tan của chất 3 ở 60 oC lớn hơn độ tan của chất 1 ở 20 oC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhìn vào đồ thị ta thấy: Ở 20 oC, độ tan của chất 1 gấp đôi chất 3.

Bài 6.5 trang 17 Sách bài tập KHTN 8: Sử dụng từ ngữ thích hợp cho sẵn để điền vào chỗ ….. Mỗi từ ngữ có thể sử dụng một lần, nhiều hơn một lần hoặc không lần nào.

hòa tan;      bão hòa;     nước;          hỗn hợp;     nhiệt độ;      chất không tan;

dung môi;    thể rắn;       chất tan;      bay hơi;       thể tích;       dung dịch.

Dung dịch là …(a)… lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. Chất tan là chất …(b)… trong chất lỏng. Chất lỏng hòa tan chất tan gọi là …(c)… Chất tan và dung môi tạo thành …(d)… Chất rắn không tan trong chất lỏng được gọi là …(e)…

Độ tan của một chất rắn trong nước được đo bằng khối lượng chất rắn đó có trong 100 gam …(g)… Độ tan của một chất phụ thuộc vào …(h)…

Lời giải:

(a): hỗn hợp                   (b): hoà tan                (c): dung môi             (d): dung dịch

(e): chất không tan         (g): nước                    (h) : nhiệt độ.

Bài 6.6 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Đọc thông tin và lựa chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ ….. trong các câu sau:

Cách pha chế 50 ml dung dịch NaOH 1M: cân …(1)… gam NaOH, cho vào cốc thủy tinh 100 ml. Đổ dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ đến vạch …(2)…ml thì dừng lại, thu được …(3)…ml dung dịch NaOH nồng độ …(4)…M.

Lời giải:

(1): 2 gam;                    

(2): 50 ml;                     

(3): 50 ml;                     

(4): 1 M.

Bài 6.7 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Để kiểm tra độ tan của một chất rắn chưa biết một nhóm học sinh đã cho chất rắn đó vào 200 ml nước. Kết quả cho thấy độ tan của chất rắn thay đổi ở các nhiệt độ khác nhau của nước. Cụ thể như sau:

Nhiệt độ của nước (oC)

25

30

45

55

65

70

75

Khối lượng chất rắn hoà tan (gam)

17

20

32

40

46

49

52

a) Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng chất rắn hòa tan và nhiệt độ của nước.

b) Dự đoán lượng chất rắn có thể bị hòa tan vào nước tại 35 oC và 80 oC.

c) Từ kết quả thu được ở trên, có thể rút ra kết luận gì về độ tan của chất?

Lời giải:

a) Vẽ đồ thị:

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học

b) Dự đoán:

Lượng chất rắn hoà tan vào nước tại 35 oC là: 25 gam.

Lượng chất rắn hoà tan vào nước tại 80 oC là: 57 gam.

c) Từ kết quả ở trên, có thể kết luận độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.

Bài 6.8 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn bão hòa ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 25 oC). Biết ở nhiệt độ này, muối ăn có độ tan là 36 gam/100 gam H2O.

Lời giải:

Nồng độ phần trăm dung dịch NaCl bão hoà ở 25 oC là:

                                  C% =3636+100.100%=26,47%

Bài 6.9 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Tính nồng độ mol của dung dịch sulfuric acid biết 250 ml dung dịch chứa 9,8 gam H2SO4.

Lời giải:

Số mol H2SO4: n = 9,898=0,1mol

CM = 0,10,25= 0,4 M.

Bài 6.10 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Cần thêm bao nhiêu gam NaOH vào 120 gam dung dịch NaOH 20% để thu được dung dịch có nồng độ 25%?

Lời giải:

Khối lượng NaOH trong 120 gam dung dịch:

mNaOH = 120.20100 = 24 gam

Gọi khối lượng NaOH cần thêm là x gam

=> C% = 24+x120+x.100%=25%

=> x = 8 gam.

Bài 6.11 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: 25 ml sodium hydroxide 0,20 M phản ứng vừa đủ với 10 ml hydrochloric acid theo phương trình hóa học:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Xác định nồng độ mol của dung dịch acid.

Lời giải:

Phương trình hoá học: HCl + NaOH → NaCl + H2O

Theo phương trình hoá học:

nHCl = nNaOH = 0,025 × 0,2 = 0,005 mol

Vậy CM (HCl) = 0,0050,01=0,5M

Bài 6.12 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Quan sát dụng cụ chứa dung dịch hydrochloric acid 0,01 M (hình 6.1).

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học

a) Cho biết tên của dụng cụ thí nghiệm.

b) Xác định thể tích của dung dịch hydrochloric acid.

c) Tính số mol của hydrochloric acid trong dụng cụ trên.

Lời giải:

a) Dụng cụ thí nghiệm: Ống đong.

b) Thể tích dung dịch hydrochloric acid: 44 ml.

c) Số mol hydrochloric acid: nHCl = 0,044 . 0,01 = 4,4 . 10-4 mol.

Bài 6.13 trang 18 Sách bài tập KHTN 8: Từ dung dịch NaCl 1M hãy trình bày cách pha chế 250 ml dung dịch NaCl 0,2 M.

Lời giải:

- Số mol NaCl có trong 250 ml dung dịch NaCl 0,2 M:

nNaCl = 0,25 . 0,2 = 0,05 mol

- Thể tích dung dịch NaCl 1 M cần lấy: V = 0,051 = 0,05 lít = 50 ml.

- Cách pha:

+ Lấy 50 ml dung dịch NaCl 1 M cho vào bình 500 ml.

+ Thêm nước cất và khuấy đều đến mức 250 ml thì dừng lại.

+ Thu được 250 ml dung dịch NaCl 0,2 M.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch

I. Độ tan của một chất trong nước

Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

Ví dụ:

Cho một thìa muối ăn vào nước và khuấy đều.

Trong quá trình này, muối ăn là chất tan, nước là dung môi và nước muối là dung dịch.

1. Định nghĩa

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Các chất khác nhau có độ tan khác nhau.

Ví dụ:

Độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36 g/100 g H2O.

2. Cách tính độ tan của một chất trong nước

Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:

S=mct×100mnuocg/100gH2O

Trong đó:

mct là khối lượng của chất tan được hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hoà, có đơn vị là gam.

mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước

- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.

Ví dụ: Độ tan của đường ăn trong nước ở 30oC là 216,7 gam trong khi ở 60oC là 288,8 gam.

- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.

II. Nồng độ dung dịch

Để biểu thị lượng chất tan có trong một lượng dung môi hoặc lượng dung dịch cụ thể người ta dùng khái niệm nồng độ dung dịch.

Có hai loại nồng độ dung dịch thường được sử dụng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

C%=mct×100mdd(%)

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.

mdd là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.

Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng của chất tan và khối lượng dung môi.

Nếu biết được nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta có thể xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch theo các biểu thức sau:

mct=mdd×C%100;mdd=mct×100C%

2. Nồng độ mol của dung dịch

Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/L và thường được kí hiệu là M.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:

CM=nV

Trong đó:

n là số mol chất tan, có đơn vị là mol.

V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít.

Nếu biết được nồng độ mol của dung dịch ta có thể xác định được số mol chất tan và thể tích dung dịch theo các biểu thức sau:

n=CM×V;V=nCM

Đánh giá

0

0 đánh giá