Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Những bức chân dung

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-         Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Những bức chân dung, biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.

-         Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động và lời nói của nhân vật nhận biết các sự việc xảy ra. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.

-         Biết quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức.

-         Biết lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm.

-         Biết cảm thụ nghệ thuật, biết khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi người và trân trọng vẻ đẹp ấy. Biết tôn trọng sự đa dạng về hình thức của mọi người.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-         Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-         Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

-         Biết yêu thương, trân trọng bản thân.

-         Tự tin là chính mình, tự tin thể hiện bản thân.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

-         Tranh ảnh minh họa câu chuyện Những bức chân dung.

-         Thẻ chữ phần Luyện từ và câu.

-         Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

-         SHS Tiếng Việt 4.

-         Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Nghệ sĩ trống.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầuĐoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì?

Giáo án Những bức chân dung Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Làm việc cá nhân: Quan sát kĩ tranh từng nhân vật và tìm các đặc điểm (về ngoại hình, hoạt động) của nhân vật đó. Sau đó, chọn tên thân mật tương ứng với đặc điểm của nhân vật.

+ Làm việc nhóm: Từng thành viên nêu ý kiến. Các thành viên khác trao đổi, góp ý và thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực thống nhất đáp án:

+ Bạn số 1 là Màu Nước, vì bạn đang vẽ và xung quanh có rất nhiều màu nước.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời:

Khi vấp phải khó khăn thì dũng cảm đối diện với nó, tìm mọi cách vượt qua chướng ngại vật cản đường.

Đừng bỏ cuộc nếu chưa đè bẹp, giải quyết những vấn đề hóc búa để đạt được điều mình mong muốn

- HS lắng

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 7.

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 8: Đồ ngang

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-         Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Đò ngang. Biết đọc đúng lời người dẫn chuyện, lời nói của đò ngang và lời nói của thuyền mành với giọng điệu phù hợp.

-         Nhận biết được đặc điểm của đò ngang và thuyền mành thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ;... nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hoá... trong việc xây dựng nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi người cần phải làm tốt công việc của mình, bởi mỗi công việc có một giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho cuộc sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.

-         Biết cách viết báo cáo thảo luận nhóm.

-         Đọc mở rộng một câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.

-         Biết chia sẻ suy nghĩ, đánh giá về công việc của mình và của người khác. Biết khám phá giá trị của công việc và cuộc sống quanh mình. Biết học hỏi từ những điều gần gũi, quen thuộc và trân trọng những điều mình có thể học hỏi được.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-         Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-         Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

-         Bồi dưỡng tinh thần tích cực, chăm chỉ, hăng say lao động.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

-         Tranh ảnh minh họa câu chuyện Đò ngang.

-         Một số tranh ảnh minh họa các loại thuyền: thuyền mành, đò ngang...

-         Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

-         SHS Tiếng Việt 4.

-         Một số tranh các bìa sách mà HS có thể tìm đọc trong phần Đọc mở rộng.

-         Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Những bức chân dung.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chúng ta cần có thái độ, cách ứng xử như thế nào đối với đặc điểm riêng của mỗi người?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trao đổi với bạn bè về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và nêu ý kiến trong nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Chúng ta cần tôn trọng, chấp nhận, không coi thường, giễu cợt đặc điểm riêng của mỗi người.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Bài 8.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Tuần 3

Giáo án Tuần 4

Giáo án Tuần 5

Giáo án Tuần 6

Giáo án Tuần 7

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá