Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 (Cánh diều 2024): Sinh trưởng và phát triển ở động vật

4.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

I. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi nghiên cứu

- Một loài trải qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển nào?

- Có phải tất cả các loài động vật đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống nhau không?

2. Đặc điểm và ý nghĩa của sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, đặc điểm của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường

- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. 

- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là không giống nhau. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện sớm hơn. 

- Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật diễn ra ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Quả trình phân hoả cơ quan diễn ra từ giai đoạn phôi, sau đó tiếp tục hoàn thiện và hầu như dừng lại ở giai đoạn trưởng thành. 

- Sự phát triển diễn ra theo từng giai đoạn giúp cơ thể thích nghi tốt với môi trường, cơ thể có thể điều chỉnh khả năng hoạt động của các cơ quan một cách tối ưu.

3. Các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phối (hình 18.2).

- Giai đoạn phôi: diễn ra từ khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở hoặc con non được sinh ra. Ở giai đoạn này, hợp tử phân chia nhiều lần thành phối. Các tế bào trong phôi phân hoá thành các cơ quan của con vật. Con vật sẽ nở ra từ trứng (ở các loài đẻ trứng) hoặc được sinh ra từ cơ thể mẹ (ở các loài đẻ con).

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và phát triển ở động vật (ảnh 1)

- Giai đoạn hậu phôi: diễn ra sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra. Giai đoạn này bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tuy theo sự khác biệt trong quá trình biến đổi con non thành con trưởng thành, người ta phân ra thành các hình thức phát triển khác nhau.

4. Các hình thức phát triển ở động vật

Động vật phát triển qua biến thái hoặc không qua biến thái. 

- Phát triển qua biến thái:

• Biến thái hoàn toàn: Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành. Cơ thể con non phải trải qua nhiều biến đổi mới trở thành con trưởng thành (hình 18.2). 

• Biến thái không hoàn toàn: Con non mới nở đã có hình dạng, cấu tạo và sinh li gần giống con trưởng thành nhưng cần trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành. 

- Phát triển không qua biến thái: Con non mới nở hoặc mới sinh có hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

- Mỗi hình thức phát triển ở động vật đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của loài. Đối với những loài phát triển qua biến thái hoàn toàn, ở mỗi giai đoạn cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng chuyên hoa khác nhau. 

II. Sinh trưởng và phát triển ở người

Quá trình sinh trưởng và phát triển ở người được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh. Trong giai đoạn sau sinh, dậy thì là giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ.

1. Giai đoạn phôi thai

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và phát triển ở động vật (ảnh 1)

Giai đoạn phôi thai, kéo dài khoảng 38 – 42 tuần. Trứng thụ tinh hình thành hợp tử. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phối. Sau thụ tinh khoảng 5 – 7 ngày, hợp tử di chuyển xuống đến tử cung, giai đoạn này gọi là phôi. Khi tới tử cung, phôi bám vào lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu và hình thành tổ ở đó. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hoá tạo thành các cơ quan. Thái trao đổi chất với cơ thể mẹ qua nhau thai nên sự phát triển của thai phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe (thể chất, tinh thần và bệnh tật) của người mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng về chất và lượng, nghỉ ngơi điều độ, đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh sử dụng chất kích thích, tránh tiếp xúc với các chất độc hại.

2. Giai đoạn sau sinh

- Ở giai đoạn sau sinh, sự phát triển của người không qua biến thái. Trong quá trình phát triển, cơ thể người có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lí đặc trưng cho từng lứa tuổi. Giai đoạn này có thể chia thành các giai đoạn nhỏ. Mỗi giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Giai đoạn dậy thì và chăm sóc sức khoẻ bản thân

- Trong giai đoạn sau sinh, dậy thì là giai đoạn cơ thể diễn ra sự thay đổi lớn cả về thể chất, sinh lí và tâm lí để chuyển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Quá trình dậy thì kéo dài khoảng 3 – 5 năm. Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng bệnh li, cân nặng và yếu tố môi trường (như chế độ dinh dưỡng, vận động,...). Thông thường, quá trình này bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 8 – 13 đối với nữ và 9 – 14 đối với nam.

- Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí do lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hoà. Đồng thời ở giai đoạn này, sự hưng phấn ở vỏ não diễn ra mạnh mẽ nên ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của trẻ. Vì vậy, chế độ ăn ở lứa tuổi này cần đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trẻ ở lứa tuổi dậy thì cần tránh sử dụng các chất kích thích, vệ sinh cơ thể sạch sẽ; chăm sóc da đúng cách; duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục, thể thao và giải trí phù hợp.

- Bạn nữ cần biết cách giữ vệ sinh trong giai đoạn có kinh nguyệt, bổ sung thực phẩm giàu sắt để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt, đi khám nếu đến 16 tuổi vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Bạn nam cần biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục (hẹp bao quy đầu, lỗ tiểu có vị trí bất thưởng,...) để đi khám kịp thời.

- Quan hệ tình dục không an toàn ở người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có thể dẫn đến mang thai ở bạn nữ và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó, học sinh cần chủ động tim hiểu kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. không xem phim ảnh, trang mạng không phù hợp; không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu 1 : Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?

A. Phản xạ có điều kiện

B. Phản xạ không điều kiện

C. Phản xạ

D. Không theo nguyên tắc nào

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng có thể rất phức tạp (phản xạ có điều kiện).

Câu 2 : Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?

A. Phản xạ có điều kiện càng tăng

B. Phản xạ không điều kiện càng tăng

C. Phản xạ càng tăng

D. Không liên quan đến phản xạ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.

Câu 3 : Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:

A. Giáp xác

B. Cá.

C. Ruột khoang

D. Thân mềm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh nhưng đáp ứng không chính xác, xuất hiện ở ruột khoang.

Câu 4 : Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?

A. Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống

B. Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

C. Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

D. Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sự tiến hóa của hệ thần kinh:

- Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống

- Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

- Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

Câu 5 : Nhận định nào dưới đây là không đúng:

A. Càng cao trong bậc tiến hóa, cấu tạo của cơ thể càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện

B. Hệ thần kinh phát triển theo hướng từ chỗ không có hệ thần kinh đến HTK dạng lưới rồi đến HTK dạng chuỗi hạch và cuối cùng là HTK dạng ống.

C. Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể ngày càng có tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng

D. Ở động vật đã có hệ thần kinh, hiện tượng cảm ứng được thực hiện qua cơ chế phản xạ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phát biểu sai là C, vì phản xạ của các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tham gia của nhiều tế bào thần kinh nên phức tạp, tiêu tốn năng lượng. VD: phản xạ có điều kiện

Câu 6 : Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững

B. Không di truyền được, mang tính cá thể

C. Có số lượng hạn chế

D. Thường do vỏ não điều khiển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ý sai là C, số lượng phản ứng có điều kiện là không hạn chế

Câu 7 : Nội dung nào sau đây sai ?

A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật

B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.

C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển

D. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phát biểu sai là C vì ở động vật có các hormone và hệ thần kinh nên cảm ứng ở động vật và thực vật là khác nhau.

Câu 8 : Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng

A. Cơ quan sinh sản

B. Ruột non

C. Bắp tay

D. Dạ dày

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động của nội quan, cơ trơn, những hoạt động không theo ý muốn nên không điều khiển hoạt động của bắp tay.

Câu 9 : Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới.

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

A. III → I → II

B. II → I → III

C. III → II → I

D. I→ II → III.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là: Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Câu 10 : Ở động vật, cảm ứng là:

A. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

B. Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể.

C. Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

D. A và B đúng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ở động vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

Lý thuyết Bài 21: Sinh sản ở thực vật

Lý thuyết Bài 22: Sinh sản ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá